Bênh nhân là nam giới (45 tuổi, quê Tân Lạc, Hoà Bình), làm việc trong một trại nuôi lợn ở khu công nghiệp thuộc tỉnh Bắc Giang. Công việc hằng ngày của người này là cho lợn ăn, tắm rửa cho lợn và vệ sinh chuồng trại.

Bệnh nhân xuất hiện sốt cao liên tục 3 ngày khi đang làm việc ở trại nuôi lợn, sau đó khó thở tăng dần nên phải về quê để khám bệnh. Khi nhập viện tuyến cơ sở, người bệnh có tình trạng sốt cao liên tục, khó thở và viêm phổi nặng.

Xác định bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng - nhiễm độc, viêm phổi nặng, yếu tố dịch tễ không rõ ràng, y tế cơ sở đã chủ động cách ly để điều trị. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh Hòa Bình làm xét nghiệm RT-PCR sàng lọc Covid-19.

Khi chưa có kết quả RT-PCR, tình trạng suy hô hấp của người bệnh tiến triển nặng kèm theo sốc nhiễm khuẩn nên được hội chẩn, chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Công Tình, Trưởng khoa Hồi sức tích cực thông tin, ngay khi tiếp nhận, bệnh viện đã bố trí cho trường hợp này khu vực cách ly riêng để điều trị và chăm sóc tạm thời.

Người bệnh có tình trạng suy hô hấp, tụt huyết áp, suy thận cấp, suy gan cấp, tổn thương phổi lan toả 2 bên. Bệnh nhân trong trạng thái lơ mơ nên không khai thác được yếu tố dịch tễ.

{keywords}
Bệnh nhân được lọc máu liên tục thời điểm nhập viện - Ảnh: BSCC

Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 từ CDC Hòa Bình, bệnh nhân được chỉ định nuôi cấy máu, cấy đờm để tìm nguyên nhân do vi khuẩn hoăc vi nấm; sử dụng kháng sinh phổ rộng, phối hợp kháng sinh. Đồng thời, hỗ trợ các tạng suy bằng thở máy, lọc máu liên tục và thay huyết tương.

Sau hai lần liên tiếp có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV, các bác sĩ yên tâm loại trừ tác nhân Covid-19 cho người bệnh, tập trung tìm nguyên nhân gây viêm phổi, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

Hai hôm sau, kết quả cấy máu phân lập được vi khuẩn dậy bệnh Whitmore (melioidosis) - căn bệnh vẫn được đồn đoán là "vi khuẩn ăn thịt người".

Bác sĩ Tình nhấn mạnh, đây là điều “không ngạc nhiên” khi môi trường làm việc hằng ngày của bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với bùn đất, chỉ một vết trầy xước nhỏ trên da cũng có thể là nơi xâm nhập của loại vi khuẩn gây bệnh này.

Hiện tại, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, đã bỏ được máy thở, bỏ được thuốc vận mạch và dừng lọc máu liên tục, các chỉ số sinh tồn ổn định. Người bệnh tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện.

{keywords}
Người bệnh hiện tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình - Ảnh: BSCC

Bệnh Whitmore do trực khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây nên (chưa có vaccine dự phòng). Vi khuẩn này có trong đất và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc với đất nhiễm khuẩn hoặc bệnh nhân hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm. Người có sẵn các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, bệnh phổi mạn tính... dễ bị mắc Whitmore.

Bác sĩ Tình thông tin, số ca bệnh Whitmore xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây là do các cơ sở y tế đã cảnh giác hơn đến loại vi khuẩn này; các kỹ thuật nuôi cấy, phân lập vi khuẩn Burkholderia pseudomallei ngày càng tiến bộ, hạn chế bỏ sót các ca bệnh.

Khi xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn Whitmore có thể gây nhiễm khuẩn với các mức độ khác nhau, gồm nhiễm khuẩn tại chỗ (khu trú), nhiễm khuẩn toàn thân (nhiễm khuẩn huyết), sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.

Những trường hợp tử vong thường do bệnh ở giai đoạn muộn, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng.

Để phòng bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân (đặc biệt với trường hợp đang có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng) cần hạn chế tiếp xúc với đất hoặc bùn nước, nhất là những nơi ô nhiễm. Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời cần trang bị đầy đủ giày, dép và găng tay bảo hộ.

Nguyễn Liên

Ba thói quen trước khi ngủ đang rút ngắn tuổi thọ của bạn

Ba thói quen trước khi ngủ đang rút ngắn tuổi thọ của bạn

Bạn có bao giờ uống một chút rượu để giúp ngủ ngon hay làm việc vào ban đêm vì lúc đó dễ tập trung hơn?

 

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.