Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, 2.886 ca Covid-19 mắc mới được ghi nhận tại 392 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. CDC Hà Nội cũng thông tin, một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày là Hoàng Mai (126); Đống Đa (103); Nam Từ Liêm (106); Gia Lâm (137) và Thanh Trì (93).

Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 103.056 ca.

{keywords}
 

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Ban chỉ đạo thành phố với các Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã về công tác phòng, chống dịch bệnh, sáng 19/1, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Vũ Cao Cương cho biết, trung bình từ ngày 13-18/1, Hà Nội ghi nhận 2.941 ca mắc/ngày.

Số lượng ca mắc đang có xu hướng tăng như đã nhận định và có nguy cơ tiếp tục tăng trong thời gian tiếp theo. Theo Sở Y tế Hà Nội, tổng số người tử vong do Covid-19 từ ngày 29/4 đến ngày 19/1 là 402 người. Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong đang trong giới hạn kiểm soát.

TP đang điều trị 62.410 người, gồm 361 người tại bệnh viện Trung ương và 62.049 người thuộc các tầng quản lý, điều trị. Trong đó, tầng nhẹ là 59.150 người (tỷ lệ 95,33%); Tầng 2 là 2.263 người (tỷ lệ 3,65%); Tầng 3 là 636 người (tỷ lệ 1,02%).

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, hiện nay, chúng ta cần xác định đích đến là "3 không" (không nhiễm, nếu nhiễm không chuyển nặng và nếu chuyển nặng không tử vong), nếu làm được thì Covid-19 sẽ không còn là đại dịch.

Theo PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, để thực hiện được các địa phương cần thực hiện 5 giải pháp như: Thứ nhất, giảm lây nhiễm để kiềm chế những ca mắc mới, trong đó người dân cần thực hiện nghiêm "5K", khai báo một cách thân thiện; có thể không dùng thuật ngữ F0-F1 mà thay bằng người nhiễm và người tiếp xúc gần.

Thứ hai, giải pháp tiêm phủ vắc xin cho 100% dân số (gồm cả người cao tuổi và có bệnh nền) để giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Các địa phương cần đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát danh sách; các bệnh viện tuyên truyền, cùng đồng hành với các địa phương để tiêm đủ vắc xin cho người dân.

Thứ ba, chăm sóc người nhiễm tại cơ sở; đồng thời tăng cường trạm y tế lưu động cấp phường, xã. Thứ tư, kịp thời đưa các ca chuyển nặng tới bệnh viện, phải có sự điều phối, sơ đồ hóa để chuyển người bệnh chuyển nặng khi cần thiết. Cuối cùng, phải tăng cường năng lực của các bệnh viện trong công tác khám, chữa bệnh cho các bệnh nhân Covid-19.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đánh giá tình hình dịch trong thời gian qua đều nằm trong dự báo và “chúng ta về cơ bản đều kiểm soát được dịch bệnh”. Tuy nhiên, nếu cơ sở có sự chủ động, sâu sát hơn ở một số cơ sở thì tình hình dịch bệnh sẽ tốt hơn nữa. Dự báo dịp Tết Nguyên đán này tình hình dịch bệnh tiếp tục có nhiều phức tạp, các quận, huyện bám sát tình hình thực tế và quyết liệt trong chỉ đạo điều hành.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất

Ngọc Trang

Hà Nội thêm 2.805 ca Covid-19, có 612 F0 cộng đồng

Hà Nội thêm 2.805 ca Covid-19, có 612 F0 cộng đồng

Sở Y tế Hà Nội ngày 21/1 công bố 2.805 trường hợp Covid-19 với 612 F0 cộng đồng. Số nhiễm ghi nhận trong ngày giảm 81 ca so với hôm qua.

Cả nước thêm 16.637 ca Covid-19, Hà Nội và Đà Nẵng có số mắc cao nhất

Cả nước thêm 16.637 ca Covid-19, Hà Nội và Đà Nẵng có số mắc cao nhất

Trong 24 giờ qua, Việt Nam có thêm 16.715 ca Covid-19, trong đó 78 ca nhập cảnh và 16.637 ca ghi nhận trong nước. 

Bộ trưởng Y tế: Tốc độ lây của Omicron cao gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm vắc xin

Bộ trưởng Y tế: Tốc độ lây của Omicron cao gấp 7 lần ở nhóm chưa tiêm vắc xin

Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới do tốc độ lây nhiễm của chủng Omicron cao hơn nhiều lần chủng cũ, đòi hỏi phải nỗ lực hơn trong công tác phòng, chống dịch.