Chủ tịch Học viện Y khoa quốc gia Venezuela cho biết, tỷ lệ tiêm chủng Covid-19 chậm đồng nghĩa nước này có thể mất tới 10 năm để tiêm đủ vắc xin cho người dân.

{keywords}

Venezuela tiếp nhận vắc xin Sputnik V của Nga vào tháng 3

Venezuela, với khoảng 30 triệu dân, đã nhận được 1,4 triệu liều vắc xin từ Trung Quốc và Nga. Các nhà chức trách nước này hy vọng sẽ nhận đủ liều cho khoảng 5 triệu người từ hệ thống Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Venezuela đã sử dụng ít nhất 250.000 liều vắc xin Covid-19. Như vậy, chưa tới 1% dân số được tiêm liều đầu tiên.

Kể từ khi các bệnh nhân Covid-19 đầu tiên được công bố vào tháng 3 năm ngoái, đất nước Nam Mỹ đã có trên 216.000 ca mắc và 2.411 trường hợp tử vong do Covid-19.

Nhưng Tiến sĩ Enrique Lopez-Loyo, Chủ tịch Học viện Y khoa Quốc gia Venezuela, cho biết các chuyên gia từ tổ chức độc lập và nghiên cứu quốc tế tính toán con số chính thức nên nhân với 8 hoặc 10 do tỷ lệ xét nghiệm thấp của đất nước.

Cuối năm 2020, Venezuela tiến hành khoảng 2.500 đến 3.000 xét nghiệm mỗi ngày. Trong khi đó, các quốc gia Nam Mỹ khác như Chile hoặc Colombia tiến hành 30.000 đến 50.000 xét nghiệm hàng ngày.

Tổng thống Nicolas Maduro đưa ra hình thức luân phiên giữa các tuần “linh hoạt” (việc đi lại thoải mái hơn) và các tuần “nghiêm ngặt” (kiểm soát và đóng cửa nhiều cửa hàng).

“Không có giải pháp giãn cách nào là hoàn hảo”, ông Lopez-Loyo nói. Ông nhấn mạnh tiêm phòng là cách tốt nhất để kiểm soát đại dịch.

“Với tốc độ tiêm vắc xin như hiện nay, chúng ta có thể mất tới 10 năm để thực hiện xong việc chủng ngừa”, Lopez-Loyo nói.

An Yên (Theo CAN)

Vắc xin Covid-19 khó ngăn biến thể Ấn Độ lây lan

Vắc xin Covid-19 khó ngăn biến thể Ấn Độ lây lan

Một cố vấn cho Chính phủ Anh cảnh báo vắc xin Covid-19 kém hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Ấn Độ.

Nghịch lý trớ trêu trong phân phối vắc xin Covid-19 ở Mỹ

Nghịch lý trớ trêu trong phân phối vắc xin Covid-19 ở Mỹ

Dù còn 66% dân số Mỹ chưa tiêm chủng xong nhưng nhiều bang đang từ chối nhận vắc xin được phân phối.