Trong sinh nhật thứ 103 của bà Li (người Trung Quốc), người dân trong làng tấp nập tới chúc mừng. Bệnh viện quận cũng đến để kiểm tra sức khỏe cho bà Li và phỏng vấn bà về bí quyết sống thọ.

Bác sĩ rất ngạc nhiên khi thấy bà Li vẫn giữ được vóc dáng cao ráo, đôi chân linh hoạt, bước đi đều đặn, không giống những người già khác. Dân làng cho hay, bà Li rất chú trọng việc giữ gìn sức khỏe, ăn uống lành mạnh, hàng ngày đều tập Thái cực quyền và tắm nắng.

Bác sĩ mời bà Li đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng xương của bà. Theo đó, xương của bà Li như người 60 tuổi và không có triệu chứng loãng xương như những người cao tuổi khác.

Nếu bạn không chú ý bổ sung kịp thời canxi và các chất dinh dưỡng khác, xương sẽ có tốc độ "già" nhanh hơn nhiều so với cơ thể. Xương bị lão hóa, các triệu chứng loãng xương xuất hiện, cơ thể trở nên ngắn hơn, mệt mỏi khi đi bộ.

Những đối tượng dễ bị loãng xương: 

1. Phụ nữ mãn kinh và người già trên 65 tuổi

 {keywords}

Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ loãng xương cao. Ảnh minh họa: Nohat

Sự hình thành xương của con người liên quan trực tiếp đến mức độ hormone giới tính trong cơ thể. Estrogen trong cơ thể có thể thúc đẩy sự hình thành mô xương, giúp canxi trong máu lắng đọng trong xương và ngăn chặn việc giảm các ion canxi gây ra bệnh loãng xương.

Tuy nhiên, nồng độ estrogen của phụ nữ giảm nhanh sau khi mãn kinh, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp protein trong xương, dẫn đến chứng loãng xương.

2. Người có yếu tố di truyền trong gia đình

Giả sử người mẹ bị loãng xương thì con gái cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu người con gái biết cách giữ gìn, khả năng phát bệnh sẽ giảm xuống, thậm chí sẽ không bao giờ mắc.

3. Người có thói quen không lành mạnh

Những người hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ, nên cẩn thận. Hút thuốc làm giảm sản xuất estrogen. Khi đi vào máu, nicotine ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và tăng nguy cơ loãng xương.

Lượng cồn trong rượu sau khi đi vào cơ thể con người, sẽ giảm sự hấp thụ canxi và vitamin D của các tế bào, ức chế sự hình thành xương và không có lợi cho xương.

Ăn nhiều đồ mặn sẽ làm tăng lượng nước tiểu và canxi sẽ bị bài tiết qua nước tiểu, điều này cũng dẫn đến hiện tượng yếu xương.

Bí quyết có xương khỏe dù tuổi cao: 

1. Tắm nắng nhiều

Người già thường nói tắm nắng bổ xương. Điều này là do da chúng ta có thể tổng hợp vitamin D bằng cách hấp thụ ánh nắng mặt trời.  Vitamin D giúp thúc đẩy sự hấp thụ canxi và phốt pho, giảm khả năng gây ra loãng xương.

2. Ngủ đủ giấc

 {keywords}

Ngủ đủ và ngon giấc có lợi cho sức khỏe của bạn. Ảnh minh họa: Aging healthy

Nếu bạn muốn ngăn ngừa loãng xương hiệu quả, bạn nên ngủ đủ giấc. Khi mức độ nội tiết của một người đạt sự ổn định trong khi ngủ, sự hấp thụ canxi của cơ thể cũng sẽ tăng lên. Thiếu ngủ có thể làm tăng gánh nặng cho cơ thể và thậm chí gây bệnh.

3. Kiểm soát “đường vào”

Một trong những thói quen chính ảnh hưởng tới tuổi thọ của chúng ta chính là chế độ ăn uống. Những thực phẩm muối chua, chiên rán, đồ hộp, thức ăn nhanh... đều cần hạn chế. Chế độ ăn nhiều chất béo sẽ gây ra chứng tăng lipid máu, huyết áp cao, tiểu đường, ung thư. Bạn nên bổ sung rau củ và trái cây trong thực đơn hàng ngày.

Chất lượng cuộc sống đang ngày càng được cải thiện, mọi người không cần phải quá lo lắng về vấn đề thiếu hụt lượng thực. Tuy nhiên, chúng ta phải học cách kiểm soát bản thân trước sự thu hút của những loại thực phẩm mang lại cảm giác ngon miệng nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ xấu cho sức khỏe. 

Hương Trần (Theo Aboluowang)

Ba thói quen trước khi ngủ đang rút ngắn tuổi thọ của bạn

Ba thói quen trước khi ngủ đang rút ngắn tuổi thọ của bạn

Bạn có bao giờ uống một chút rượu để giúp ngủ ngon hay làm việc vào ban đêm vì lúc đó dễ tập trung hơn?