- Trẻ nhập viện vì tay chân miệng tăng gấp 5 lần khiến các y bác sĩ phải gồng mình cấp cứu. 2 bệnh nhi phải nằm chung một giường bệnh, tay chân bị cột chặt vào thành giường, tránh co giật.

Bé Gấu, con trai cố thiếu úy từ chối chữa ung thư ‘gặp’ lại mẹ

Hà Nội: Can 2 chó béc giê đánh nhau, người chủ bị chó cắn chết

Gần 1 tháng trở lại đây, y bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 đang phải gồng mình cấp cứu cho hàng loạt trẻ nhập viện do bệnh tay chân miệng. Số trẻ nhập viện đang ngày càng tăng,

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - thần kinh BV Nhi đồng 1, cho hay một tháng trở lại đây, trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng đột biến. Nếu như những tháng trước, số trẻ nhập viện vì tay chân miệng chỉ từ 20 – 30 trẻ, đến nay mỗi ngày có 180 – 200 bé nhập viện điều trị.

{keywords}
Trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng đột biến

“Cách đây 2 ngày, khoa điều trị cho 222 trẻ, còn hôm nay, còn 179 bệnh nhi. Trong số này, có 20 ca bệnh nặng, phải thở máy, lọc máu và được theo dõi sát” – BS Khanh thông tin.

Trẻ nhập viện vì tay chân miệng thường từ độ tuổi 9 tháng tới 5 tuổi. Tuy nhiên, có 1 số trường hợp chỉ mới vài tháng tuổi. Tại bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 1 ca tử vong do bệnh tay chân miệng.

Theo trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, trẻ nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng cao là do nhiễm chủng virus type Enterovirus 71 (virus EV71). Đây là chủng virus có đặc tính lây lan nhanh, gây sốt cao và nhiều biến chứng nặng như phù phổi, viêm phổi, suy hô hấp, có thể dẫn đến tử vong.

{keywords}
Nhiều bệnh nhi phải thở máy

“Năm 2011, chủng virus này từng khiến nhiều trẻ ở khắp cả nước nhập viện. 5 năm trở lại đây ít dần đi, nhưng năm nay bỗng xuất hiện trở lại. Trẻ nhập viện vì tay chân miệng có ở hầu hết các tỉnh thành, từ TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai tới Bến Tre, Tiền Giang...” – BS Trương Hữu Khanh nói.

2 trẻ nằm 1 giường, chân tay bị trói vào thành giường

Những ngày này, 12 y bác sĩ khoa Nhiễm – thần kinh luôn túc trực cấp cứu trẻ nhập viện viện vì tay chân miệng. Các giường bệnh ở khoa chật kín bệnh nhi. Những bệnh nhi lớn nằm 1 giường. Những bệnh nhi nhỏ tuổi hơn, mỗi giường có 2 bé nằm. Tất cả các bệnh nhi đều được cột tay chân vào thành giường.

“Làm vậy để các bé nằm yên, tránh co giật” – nữ y tá giải thích.

{keywords}
BS khám cho bệnh nhi bị tay chân miệng

Cố dỗ dành cháu trai 5 tuổi ngồi yên để bác sĩ khám, bà Trương Thị Nga (50 tuổi, ngụ Vĩnh Hiệp, Rạch Giá, Kiên Giang) cho biết, 2 tuần nay, bé xuất hiện tình trạng ho, sốt cao, co giật. Qua nhiều ngày điều trị ở bệnh viện địa phương nhưng tình trạng không thuyên giảm, chiều nay, gia đình đã đưa lên BV Nhi đồng 1 thăm khám.

Qua thăm khám, BS chẩn đoán bé đã mắc tay chân miệng, cần nhập viện điều trị.

Sau 1 tuần nằm điều trị ở phòng cấp cứu khoa Nhiễm – thần kinh, sức khỏe bé trai Trần Quang Th. (19 tháng, ngụ quận 6) ổn dần, được bác sĩ cho xuống phòng bệnh tiếp tục điều trị. Chị Nguyễn Thị Thu Trang (40 tuổi, mẹ bé Th.) đã nghỉ việc mấy ngày để chăm sóc con trai bị tay chân miệng.

“Thứ 5 tuần trước, bé đi nhà trẻ về đột nhiên sốt 39 độ, co giật. Đưa tới BV khám BS chẩn đoán bé bị tay chân miệng độ 3 đang chuyển sang độ 4, rất nguy hiểm. Bác sĩ có lấy dịch tủy kiểm tra xem có bị viêm màng não, may mắn bé không bị” – chị Thu Nga chia sẻ.

{keywords}
Để tránh trẻ co giật, bác sĩ phải dùng dây cột tay chân bé vào thành giường

Theo số liệu từ Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, từ ngày 14 – 20/9, địa bàn TP ghi nhận 286 ca mắc tay chân miệng, tăng 47% so với 4 tuần trước đó (194 ca).

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, sở y tế TP chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát tại các nhà trẻ, nhóm trẻ để truyền thông, hướng dẫn các biện pháp kiểm soát bệnh trong trường lớp, nhất là ở nhóm trẻ, trường mẫu giáo.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, loại virus EV71 chưa có vắc xin chích ngừa, thay vào đó, người lớn phải chủ động bảo vệ con mình bằng cách rửa tay bằng xà phòng khi đi làm về.

Trẻ em trước khi vào lớp học và sau khi tan trường nên rửa tay. Nếu nhà có trẻ bị bệnh tay chân miệng, tuyệt đối không cho trẻ đến trường để tránh lây lan cho các trẻ khác.

“Bé sốt cao không hạ, ói nhiều hay tay chân lạnh, run tay run chân, thở mạnh hoặc ngủ có hiện tượng giật mình trên 2 lần trong 30 phút cha mẹ phải đưa đi khám ngay” - BS Khanh khuyến cáo.

Bé trai bị cắt 40 cm ruột khi nuốt 9 viên bi nam châm nghi do bạn ép

Bé trai bị cắt 40 cm ruột khi nuốt 9 viên bi nam châm nghi do bạn ép

9 viên bi nam châm khiến ruột non bé trai bị hoại tử. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ 40 cm ruột non để cứu tính mạng bệnh nhi.

Cháu bé nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ khi chơi

Cháu bé nát 2 bàn tay vì điện thoại phát nổ khi chơi

Trong lúc người lớn đi vắng thì cháu H. ở nhà chơi điện thoại, không may chiếc điện thoại phát nổ khiến 2 bàn tay cháu bị dập nát.

Khách sạn nơi gia đình du khách Nghệ An nghi ngộ độc: Thêm bé trai tử vong đột ngột

Khách sạn nơi gia đình du khách Nghệ An nghi ngộ độc: Thêm bé trai tử vong đột ngột

Một cháu bé 3 tuổi lưu trú cùng khách sạn gia đình du khách Nghệ An có 2 mẹ con tử vong, chồng nguy kịch nghi ngộ độc cũng bị nôn mửa, mệt mỏi sau đó tử vong khi đang cấp cứu tại bệnh viện.

Cuộc hồi sinh kỳ diệu của bé trai 2 lần bị bệnh viện trả về

Cuộc hồi sinh kỳ diệu của bé trai 2 lần bị bệnh viện trả về

Bé trai 11 tuổi hết bị BV tỉnh đến BV tuyến trung ương từ chối vì quá nặng, cuối cùng hồi sinh một cách ngoạn mục.    

Rơi vào quạt công nghiệp, bé trai bị cánh quạt cắt nát mặt

Rơi vào quạt công nghiệp, bé trai bị cánh quạt cắt nát mặt

Không may rơi vào quạt công nghiệp đang chạy, bé trai 6 tuổi bị cánh quạt chém rách nát mặt, máu phun ra như mưa.

Bé gái 11 tuổi cứ căng thẳng là đổ mồ hôi máu

Bé gái 11 tuổi cứ căng thẳng là đổ mồ hôi máu

Bệnh viện Phong - Da liễu TƯ Quy Hòa vừa tiếp nhận bệnh nhi H.T.Q.N. (11 tuổi, ở thị trấn Đắk Đoa, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai), có biểu hiện thường ra mồ hôi có màu đỏ trên mặt.

Văn Đức