- Các bác sĩ khoa Răng Hàm Mặt - Mắt Viện Nhi Nghệ An vừa tiếp nhận, điều trị cho một bé trai bị chó cắn vùng mặt.
Chó dại cắn chết chủ nhà đang mang thai
Mới đây, cháu N.T.K. (SN 2011, trú tại phường Hưng Dũng, TP Vinh) bị chó nhà cắn, phải nhập viện trong tình trạng chảy máu nhiều ở vùng mặt như trán, mắt, tai… gây biến dạng khuôn mặt.
Sau phẫu thuật, các bác sĩ cho bệnh nhi dùng thuốc kháng sinh, chống phù nề, giảm đau đồng thời cho gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh để tiêm phòng dại và uốn ván.
Vết thương trên mặt cháu bé bị cắn chi chít |
Sau nhiều ngày điều trị, sức khỏe cháu K. đã ổn định hơn, các vết thương trên khuôn mặt đang lành lại. Hiện, các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe của cháu.
Theo thống kê, từ tháng 9 đến nay, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An đã tiếp nhận, điều trị cho 4 bệnh nhi bị chó cắn.
Theo các bác sĩ tại khoa Răng Hàm Mặt - Mắt, ngoài những vết thương đau đớn, bị chó cắn còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại, đe dọa đến tính mạng nạn nhân.
Vì vậy, việc sơ cứu ban đầu đối với người bị chó cắn có vai trò vô cùng quan trọng. Nếu xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể làm tăng thêm nguy hiểm.
Nếu không may bị chó cắn, cần nhanh tay thực hiện ngay bước sơ cứu sau:
Vệ sinh vết cắn: Nhanh chóng tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu vết cắn ở chân thì xắn quần lên hoặc dùng kéo cắt bỏ phần vải ở vết cắn. Thao tác này sẽ giúp hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần, tránh bám nhiều hơn vào vết thương.
Nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh, dùng nước ấm càng tốt. Có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Kiểm tra vết cắn: Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ bệnh nhân có thể tự băng bó tại nhà. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có nhiều vết cắn, vết cắn sâu trên 2cm, vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục, chảy máu không ngừng thì phải đến bệnh viện để điều trị.
Băng bó vết thương: Dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương giúp cầm máu, hạn chế vi khuẩn tấn công. Lưu ý, không nên băng quá chặt khiến máu khó lưu thông.
Trong trường hợp vết thương sâu và máu chảy không ngừng phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất máu.
Theo dõi con chó: Việc xác định con chó từ đâu đến vô cùng quan trọng. Bởi đây là căn cứ để xem nạn nhân có nguy cơ bị phát dại hay không.
Nếu là chó có chủ, cần yêu cầu chủ nhốt chó lại, tránh tình trạng chó cắn người lung tung, đồng thời theo dõi tình trạng bệnh của chó.
Tuy nhiên, nếu đây là chó hoang, chó lạ hoặc sau 15 ngày theo dõi, con chó bỗng phát bệnh và có dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần đi gặp bác sĩ ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.
Hà Nội: Can 2 chó béc giê đánh nhau, người chủ bị chó cắn chết
Thấy chó nhà cắn nhau, anh Nam cầm nạng can ngăn liền bị 2 con chó béc giê quay lại cắn chủ dẫn tới tử vong.
Ngủ trên võng, bé 2 tháng tuổi bị chó cắn phải nhập viện
Bé 2 tháng tuổi nằm ngủ một mình trên võng thì bị cho cắn nhiều vết trên mặt, chảy nhiều máu.
Bé gái bị chó cắn mất mảng thịt ở mặt
Lúc đang chơi đùa ở nhà, bé gái bất ngờ bị con chó nuôi lao vào cắn xé vùng mặt làm mất một mảng thịt.
Phạm Tâm – Quốc Huy