Hà Nội vừa công bố bệnh nhân 348 ở quận Bắc Từ Liêm dương tính trở lại sau 15 ngày xuất viện, Quảng Nam ghi nhận ca bệnh 564 tái dương sau 4 ngày khỏi bệnh, TP.HCM cũng ghi nhận các ca 368, 397, 1007 tái dương…

Hay trường hợp bệnh nhân 930, từng mắc Covid-19 tại Nga từ tháng 6, tuy nhiên ngày 10/8 khi xét nghiệm tại Việt Nam vẫn cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Trong giai đoạn trước đó, Việt Nam cũng từng ghi nhận hơn 20 ca tái dương tính với SARS-CoV-2.

{keywords}

Bên trong phòng nuôi cấy virus SARS-CoV-2 tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Ảnh: T.Hà

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, việc xuất hiện các ca bệnh Covid-19 tái dương tính không phải là vấn đề mới, nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận rất nhiều, do vậy người dân không nên quá lo lắng.

“Khi theo dõi dịch tễ các ca tái dương tính ở Nhật Bản, Trung Quốc… đều không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly. Những người F1 tiếp xúc gần cũng hoàn toàn âm tính”, GS Kính nói.

Hầu hết những trường hợp tái dương tính không có dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.

“Tại Việt Nam, khi nuôi cấy lại virus từ những ca tái dương tính, virus không phát triển. Xét nghiệm F1 cũng không ai bị nhiễm. Qua theo dõi đến nay những ca tái dương tính đều không lây nhiễm cho cộng đồng”, GS Kính thông tin.

Theo GS Kính, xét nghiệm Realtime RT-PCR có độ nhạy lên tới 98% nhưng chỉ là xét nghiệm mật mã di truyền của virus, không phải phát hiện toàn virus. Do đó, nhiều khả năng các trường hợp xét nghiệm tái dương chỉ là các phần mảnh ARN của virus (xác virus).

PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích thêm, virus SARS-CoV-2 muốn lây được sang cho người khác cần có 3 yếu tố: Thứ nhất, virus phải khoẻ; thứ hai, phải nhân lên và có nồng độ nhất định; thứ ba, lây cho người yếu, vì nếu người khoẻ, khi virus vào cơ thể sẽ bị đánh bật và bị tiêu diệt luôn.

Tuy nhiên kết quả nuôi cấy virus từ các ca dương tính trong suốt 1 tuần không thấy nhân lên, không đủ nồng độ lây nhiễm cho tế bào hay khuyếch đại lên tế bào nên không có khả năng lây cho người khác.

Để hạn chế các trường hợp tái dương tính, trong bản cập nhật hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 mới nhất, Bộ Y tế đã nâng tiêu chuẩn công bố khỏi bệnh của bệnh nhân, yêu cầu xét nghiệm liên tiếp 3 lần âm tính thay vì 2 lần như trước đây.

Thúy Hạnh

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới tái nhiễm Covid-19 lần thứ hai

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới tái nhiễm Covid-19 lần thứ hai

Bệnh nhân Hong Kong được ghi nhận là người đầu tiên tái nhiễm Covid-19 sau khi đã bình phục cách đây 4 tháng.

 Xem video:

Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên Android Link tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.