Hiện ở bang Rajasthan đã có tới 100 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị chứng nấm đen (nấm mucor). Người bị nhiễm nấm thường bị nghẹt mũi, chảy máu mũi, sưng và đau mắt, sụp mí mắt, mắt mờ, cuối cùng là mất thị lực. Họ có thể có những mảng da đen xung quanh mũi.
Bệnh ảnh hưởng đến xoang, não, phổi, đe dọa tính mạng ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy giảm miễn dịch nghiêm trọng như bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV.
Giới chuyên môn tin rằng bệnh nấm đen có khả năng bị kích hoạt do sử dụng steroid. Đây là một trong những phương pháp điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nguy kịch.
Tuy nhiên, gần đây, các bác sĩ ghi nhận một số người tự điều trị tại nhà cũng bị nhiễm nấm đen. Nguyên nhân có thể do thiếu kiểm soát đường huyết hoặc sử dụng thuốc không theo chỉ định.
Cacsc chuyên gia y tế cho hay, nhiều bệnh nhân Covid-19 tự ý mua thuốc theo hướng dẫn trên mạng hoặc sử dụng đơn thuốc của người khác.
Tiến sĩ Jay Deshmukh, Bệnh viện Sunflower, khẳng định: “Không thể có 2 phác đồ điều trị giống nhau, ngay cả khi có các triệu chứng giống nhau. Do đó, chúng ta cần khuyến cáo không dùng thuốc như vậy”.
Bác sĩ tai, mũi, họng nổi tiếng Nandu Kolwadkar, đã tiếp xúc 3 bệnh nhân tự điều trị tại nhà và bị nhiễm nấm đen.
“Họ được một số bác sĩ đa khoa kê đơn, những người này có thể đã không theo dõi lượng đường và các thông số khác của người bệnh. Hai tuần sau, họ xuất hiện các triệu chứng nhiễm nấm đen và phải đến bệnh viện”, bác sĩ Kolwadkar cho biết.
Tiến sĩ Mohan Nerkar, Giám đốc Bệnh viện Seven Star, thông tin, bệnh nhân tiểu đường và người bị ức chế miễn dịch rất dễ bị nhiễm nấm.
Nhiều chuyên gia khác cho rằng lối sống không hợp vệ sinh sau khi nhiễm Covid-19 đã tạo điều kiện cho nấm đen tấn công cơ thể đang bị suy giảm miễn dịch.
An Yên (Theo Times of India)
Hội chứng nấm đen gây hỏng mắt ở bệnh nhân Covid-19
Việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 không hợp lý có thể dẫn tới hội chứng nấm đen nguy hiểm.