Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vừa chia sẻ câu chuyện của chị N.T.H, sinh năm 1984 mắc Covid-19 luôn trong tình trạng loạn thần, rối loạn tri giác.

Đầu tháng 8, H. cùng chồng và con mắc Covid-19. Do bệnh trở nặng, ngày 14/8, chị được chuyện vào Bệnh viện Hồi sức Covid-19 điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu sub - ICU 7A.

Ở giai đoạn đầu điều trị, bệnh nhân H. luôn trong tình trạng loạn thần, rối loạn tri giác, không phối hợp điều trị. Chị tự ý tháo máy HFNC và nhiều lần có ý định nhảy lầu, cắn lưỡi tự tử vì nghĩ rằng chồng con mình đã mất do Covid-19.

Sau khi điều trị cho bệnh nhân qua giai đoạn loạn thần cấp, để giúp bệnh nhân ổn định tinh thần, các y bác sĩ đã thường xuyên liên hệ với gia đình bệnh nhân, phối hợp với thân nhân người bệnh để áp dụng tâm lý trị liệu.

{keywords}
Bệnh nhân H. viết thư, xin lỗi các y bác sĩ. Ảnh: BVCR.

Chiều ngày 19/9, trải qua hơn một tháng điều trị, chị H. đã khỏi bệnh, hoàn toàn tỉnh táo, được xuất viện. Chị viết thư xin lỗi và cảm ơn gửi đến các y, bác sĩ và tình nguyện viên đã điều trị, chăm sóc cho mình.

Trước khi ra về, chị H. được y bác sĩ cho biết chồng con của chị đã ổn định sau khi cách ly. Các bác sĩ cũng khuyên chị giữ gìn sức khỏe để tiếp tục chăm lo cho 2 con. Nghe xong, chị H. đã khóc xin lỗi bác sĩ và điều dưỡng liên tục vì sợ mọi người giận.

Theo kết quả kháo sát, đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19, có đến  66,7%  bệnh nhân từng thở HFNC có tỉ lệ trầm cảm. Tỷ lệ những bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy có tỉ lệ rối loạn lo âu cao lên tới 66,7%.

Tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM hiện đang hỗ trợ điều trị tâm lý cho các F0 tại bệnh viện cho biết, khi tiếp xúc với các bệnh nhân tỉnh táo hơn, chị biết được họ có nhiều nỗi lo lắng. Sau nhiều lần tiếp xúc với các bệnh nhân Covid-19 nặng đã tỉnh táo, chị Thúy thấy họ đều có chứng lo âu, hoảng loạn, trầm buồn.

Theo tiến sĩ Thúy, khi các bệnh nhân Covid-19 phải xa người thân, một mình giành sự sống với virus SARS-CoV-2 và phải cách ly khiến họ dễ gây ra tình trạng buồn, chán ăn. Có bệnh nhân vừa được ra khỏi phòng ICU, nhìn xung quanh mình toàn dây thiết bị, chứng kiến các F0 khác tử vong đã hoảng loạn, gặp ác mộng khi ngủ.

Để giúp họ thoải mái hơn, các chuyên gia tâm lý phải khơi gợi, giúp cho người bệnh ăn, mát-xa, gợi chuyện trước, ở bên cạnh, lắng nghe họ, nói chuyện và có một số thủ thuật về tâm lý để giúp người bệnh vượt qua.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất

Tú Anh

Trẻ 13 tuổi mắc Covid-19 tổn thương phổi nặng dù không có bệnh nền

Trẻ 13 tuổi mắc Covid-19 tổn thương phổi nặng dù không có bệnh nền

Sau 4 ngày mắc Covid-19, bệnh nhi ho nhiều, tức ngực, khó thở. Kết quả X-quang phổi cho thấy, trẻ bị tổn thương phổi nặng dù không béo phì hay có bệnh nền.