Trong bối cảnh cuộc sống thường ngày vô cùng khốn khổ vì nội chiến ở Syria, những gì mà người tị nạn tại Trại Yarmouk đang hứng chịu có thể nói là không khác gì "tận cùng của địa ngục".

TIN BÀI KHÁC:

Hãng truyền thông VOX dẫn lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 9/4 rằng trại tị nạn này đang bắt đầu "tương đồng với một trại chết chóc".  

{keywords}
Cảnh xếp hàng chờ lương thực cứu trợ của người tị nạn tại Yarmouk. (Ảnh: Getty)

Yarmouk, một dải đất nhỏ ở ngoại ô thủ đô Damascus, từng là nơi trú ngụ của hơn 150.000 người tị nạn Palestine. Nhưng trại này hiện đang trở thành tâm điểm tranh giành lãnh địa, với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) kiểm soát được 60% khu trại và đang tìm cách đánh chiếm toàn bộ.

{keywords}
Cảnh đổ nát ở Yarmouk.

Hiện có khoảng 18.000 người đang sống ở Yarmouk, trong đó có 3.500 trẻ nhỏ. Họ bị kẹt lại nơi đây, đang tuyệt vọng chờ cứu giúp nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy viện trợ sẽ sớm đến.

{keywords}
 

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cảnh báo rằng, cư dân Yarmouk đang trở thành "những lá chắn người" trong cuộc chiến ở Syria.

"Nếu bạn muốn có thức ăn cho con mình thì bạn phải liều cả mạng sống. Có rất nhiều tay súng bắn tỉa trên từng đoạn đường, bạn chẳng thể an toàn ở bất cứ nơi đâu", một cư dân trong trại thốt lên với phóng viên báo Israel Ynet. "Người hàng xóm của tôi đi kiếm thức ăn về cho con anh ấy và đã chết vì bị trúng đạn bắn tỉa".

{keywords}
 

Khi trò chuyện với nhân viên Liên Hợp Quốc, một người khác mô tả cảnh đói khát và giá lạnh cùng cực nơi này. "Muốn biết được Yarmouk như thế nào thì hãy tắt điện, khóa vòi nước, tắt lò sưởi, ăn chỉ một lần mỗi ngày, ăn trong đêm tối, sống nhờ đun củi". 

{keywords}
 

Yarmouk được coi là thế giới thu nhỏ mọi mặt bi kịch của cuộc xung đột Syria. Khi nhiều nhóm khác nhau tranh giành lãnh địa, dân thường bị kẹt ở giữa và hứng chịu mọi nỗi thống khổ trên đời. 

{keywords}
 

Cư dân nơi đây bị đói ăn và suy dinh dưỡng trầm trọng song các nhóm cứu trợ nhân đạo lại không thể tiếp cận họ để phân phát hàng hóa.

Thanh Hảo