Sự thất thế của Quách Chính Cương, Phó chính ủy quân khu Chiết Giang (Trung Quốc), đã hướng dư luận chú ý tới công việc buôn bán của vợ ông cũng như vai trò của vợ các quan chức 'ngã ngựa' trong những bê bối tham nhũng.

TIN BÀI KHÁC:


{keywords}
Vợ chồng Quách Chính Cương và Ngô Phương Phương. (Ảnh: Blogchina)

Quách Chính Cương, con trai của nguyên Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương (CMC) Quách Bá Hùng, bị Viện Kiểm soát quân sự điều tra hồi tháng 2, vì bị nghi "vi phạm luật pháp và phạm tội hình sự", báo PLA Daily đưa tin.

Từng là một ngôi sao mới nổi trong quân đội, Quách Chính Cương (45 tuổi) đã được thăng quân hàm thiếu tướng vào giữa tháng 1, theo Đài truyền hình Chiết Giang.

Sau khi mọi chuyện vỡ lở, vợ của Quách Chính Cương, bà Ngô Phương Phương, một nữ doanh nhân 45 tuổi tại Hàng Châu (thủ phủ tỉnh Chiết Giang) cũng trở thành tâm điểm của sự chú ý, với các cáo buộc về tội rửa tiền, cổng thông tin caijing.com cho biết.

Ngô Phương Phương sở hữu một tòa nhà chưa hoàn thiện, được cho là để làm chợ bán linh kiện, máy móc trên mảnh đất do quân đội sở hữu ở Hàng Châu.

Trong suốt quá trình xây dựng, công ty của bà đã bắt đầu bán không gian thương mại trong tòa nhà, thu về hơn 500 triệu NDT (80,61 triệu USD) từ khoảng 2.000 nhà đầu tư và những người thuê các gian hàng trong tương lai. Siêu thị 300.000m2 này lẽ ra phải hoàn thiện vào năm 2011, nhưng tới nay vẫn chưa đi vào sử dụng.

Một đối tác của Ngô Phương Phương cho biết dự án đã bị đình trệ, sau khi bà ta rút vốn đầu tư của mình, tờ Beijing News đưa tin.

Trước khi thất bại trong việc đầu tư vào khu chợ linh kiện, Ngô Phương Phương đã điều hành một khu chợ bán buôn vải vóc trên một khu đất nhỏ ở Chiết Giang vào năm 2007, nơi bà thu 800 triệu NDT (129 triệu USD) từ việc cho thuê các gian hàng.

Ngô Phương Phương đã dùng số tiền này để thuê thêm nhiều đất và xây một khu chợ bán buôn kim loại, thu hơn 520 triệu NDT (gần 84 triệu USD) tiền cho thuê.

"Những gì Ngô đang làm không phải là kinh doanh thực sự, mà là thao túng tài sản và đất đai mà bà ta thu được để sinh lời", Beijing News trích một bạn làm ăn của Ngô nói.

Cuộc điều tra "những con hổ lớn" hay các quan chức tham nhũng cấp cao trong cuộc chiến chống tham nhũng đang diễn ra tại Trung Quốc, đã phát hiện một số phu nhân của những "con hổ" đóng vai trò quan trọng trong việc nhận hối lộ của chồng.

Trong một vài vụ việc, những bà vợ trở thành người trung gian của các quan chức cấp cao để che giấu "quỹ đen" hoặc các giao dịch bất hợp pháp. Trong nhiều trường hợp, những người phụ nữ này cũng tham nhũng như chồng hoặc thậm tệ hơn. Họ lợi dụng chức danh của chồng để làm giàu bất chính hoặc tiếp cận các cơ hội kinh doanh.

Những bà vợ liều lĩnh

{keywords}
Vợ chồng Bạc Hy Lai và Cốc Khai Lai. (Ảnh: Telegraph)

Người nổi tiếng nhất trong số vợ các quan chức "ngã ngựa" kể từ chiến dịch chống tham nhũng bắt đầu vào năm 2013 là Cốc Khai Lai, vợ của cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Bà Cốc, một cựu luật sư kiêm nữ doanh nhân, đã phạm tội lạm dụng chức vụ và mối quan hệ của chồng để thu hàng triệu đô la thông qua kinh doanh và đầu tư bất động sản. Bà đã bị kết án tử hình, nhưng hoãn thi hành án, vì tội giết hại doanh nhân người Anh Neil Heywood.

{keywords}
Vợ chồng Lệnh Kế Hoạch và Cốc Lệ Bình

Một bà vợ nổi bật khác là Cốc Lệ Bình, vợ của Lệnh Kế Hoạch - nguyên Chánh văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà Cốc Lệ Bình bị điều tra về các cáo buộc sử dụng sức ảnh hưởng chính trị của chồng để chuộc lợi thông qua các tổ chức từ thiện, Tuần báo Kinh tế Trung Quốc đưa tin.

Các báo cáo về những việc làm bất chính của bà Cốc Lệ Bình bắt đầu được công bố vào khoảng thời gian chồng bà bị bắt vì "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật" vào cuối năm ngoái.

Trong một trường hợp khác, bà Yu Lifang, vợ ông Su Rong - cựu Phó chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc (CPPCC), đã nhận hối lộ từ các quan chức muốn bà giúp duy trì "mối quan hệ tốt" với ông Su, trang mạng Cnweekly.cn hôm 13/3 đưa tin.

Bà Yu cũng đã lợi dụng quyền lực của Su trong việc buôn bán bất động sản, các dự án xây dựng và dự án tài nguyên khóa sản của mình, theo các báo cáo. Su, người đã bị khai trừ khỏi Đảng, hiện đang bị các công tố viên điều tra.

Các trường hợp tương tự về sự liên quan của người nhà trong các vụ án quan tham, còn được truyền thông Trung Quốc gọi là các vụ "tham nhũng gia đình" đã nổi lên trong cuộc chiến chống tham nhũng tại Trung Quốc.

Các nhà điều tra của Ủy ban Giám sát kỷ luật trung ương Trung Quốc đã phát hiện những vụ tham nhũng gia đình trong khu vực, với vợ và gia quyến các vị quan chức lợi dụng chức quyền của người thân họ để trục lợi.

Sầm Hoa