Nước Mỹ và thế giới đã thay đổi đáng kể trong 12 năm kể từ khi những kẻ khủng bố mở một cuộc tấn công lớn nhất vào đất Mỹ.
TIN BÀI KHÁC:
1. Mỹ ít phụ thuộc hơn vào nhiên liệu nước ngoài
Nhiều thập kỷ phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông đã thôi thúc Mỹ kết đồng minh với các chính phủ trong khu vực, điều mà trùm khủng bố Osama bin Laden phản đối. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này đã thay đổi. Các sản phẩm khí đốt tự nhiên trong nước, như một nhiên liệu thay thế, đã đạt mức cao nhất trong nhiều thập kỷ do thay đổi kỹ thuật trong việc khai thác. Sự phát triển này dường như đã sẵn sàng để tiếp tục cho dù Washington chấp thuận dự án đường ống Keystone XL từ Canada vào Mỹ gây tranh cãi hay không.
2. Cuộc chiến với khủng bố
Sau hơn 9 năm, vào ngày 2/5/2011, Mỹ đã tìm thấy và tiêu diệt lãnh đạo tổ chức khủng bố al-Qaeda, người đã cung cấp tiền cho vụ tấn công 11/9. Tuy nhiên, mối đe dọa về khủng bố vẫn còn vì sự xuất hiện các nhóm có mối liên hệ với al-Qaeda tại nhiều khu vực ở Trung Đông và châu Phi.
Trong khi đó, việc sử dụng máy bay không người lái để do thám và các vụ tấn công tên lửa cũng như các cuộc tập trận từ Afghanistan và Iraq tới Guantanamo đã khiến cả thế giới phẫn nộ mặc dù những người bảo vệ các cuộc diễn tập này nói rằng các biện pháp bất thường này là cần thiết để đảm bảo an toàn cho Mỹ.
3. Hoạt động tình báo mọc lên như nấm
Chính phủ đã can thiệp sâu hơn vào cuộc sống của người dân Mỹ từ sau vụ 11/9, từ thêm nhiều quy định hạn chế trong việc di chuyển bằng hàng không tới tăng cường giám sát các hoạt động điện thoại di động và Internet. Ngân sách tình báo Mỹ đã tăng tới mức đỉnh điểm, lên 52,6 tỷ USD trong năm 2013.
4. Phong trào chống độc tài sôi sục ở Trung Đông
Người dân ở Tunisia, Libya và Ai Cập đã lật đổ các lãnh đạo có sự hậu thuẫn của quân đội lâu năm của họ. (Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, Ai Cập lại chứng kiến một cuộc đảo chính chống lại chính phủ kế nhiệm). Các quân nổi dậy và người biểu tình đã gia tăng tại Syria, Yemen và Bahrain.
5. Sự thay đổi mạng toàn cầu (World Wide Web)
Cùng với tình trạng hỗn độn là sử dụng bùng nổ Twitter, G-Chat, Facebook và các mạng xã hội tương tự, nơi mang tới tiếng nói cho những người phủ nhận báo in và giấy phép phát sóng. Hàng ngàn người đã theo dõi các hoạt động biểu tình tại Iran và Ai Cập và các đoạn video từ Syria thông qua mạng xã hội. Mô hình này đã được lặp đi lặp lại trên toàn thế giới, từ Trung Quốc tới Brazil nhờ sự bùng nổ điện thoại thông minh.
6. Sự nhiệt tình trong các hành động quân sự của Mỹ tăng (và giảm)
Sau các vụ tấn công năm 2001, chính quyền George W. Bush đã nhanh chóng chuyển hướng sang Afghanistan để săn đuổi Osama bin Laden và các trận chiến chống lại Taliban. Với lý do ngăn chặn vũ khí hủy diệt, Lầu Năm Góc đã quyết định tấn công Iraq. Hai cuộc chiến tranh kéo dài đã làm giảm cơn thèm khát can thiệp quân sự của Mỹ, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 2/3 người dân Mỹ phản đối các nỗ lực quân sự giới hạn vào Syria.
7. Thay đổi quan điểm về Holocaust - nạn tàn sát người Do Thái vào thời Hitler, trước và trong suốt Chiến tranh thế giới lần thứ hai - của Iran
Từ năm 2005 tới năm 2013, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad là kẻ thù không đội trời chung của Israel và Mỹ. Iran đã ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, tổ chức Hezbollah và tham vọng hạt nhân của họ mặc dù vấp phải sự phản đối của Mỹ. Ahmadinejad cũng đã có những lời lẽ gay gắt khi nhắc tới Israel .
Tuy nhiên, vào hồi đầu tháng này, tân Tổng thống của Iran và Bộ trưởng Ngoại giao đã sử dụng Twitter để chúc người Do Thái có một năm mới hạnh phúc. Khi được một cư dân mạng hỏi khi nào Iran sẽ chôn vùi sự phủ nhận của mình về Holocaust, ngoại trưởng Iran trả lời rằng, người đàn ông đó, ý nhắc tới Tổng thống Ahmadinejad, đã biến mất.
8. Sự gia tăng người Mỹ đa chủng tộc
Trong năm 2012, người da trắng đã chiếm tỷ lệ thấp nhất từ trước đến nay trong tổng số dân số Mỹ trong lịch sử nước này. Dữ liệu điều tra dân số cho thấy nhiều người da trắng chết đi hơn là được sinh ra. Nhóm phát triển nhanh chóng nhất là người Mỹ đa chủng tộc. Sự dịch chuyển nhân khẩu học này đã trở thành chiếc phao cứu hộ đối với Tổng thống Barack Obama và Đảng Dân chủ, những người ủng hộ phụ nữ, đồng tính nam và đồng tính nữ.
9. Nợ
Hai cuộc chiến tranh hải ngoại và suy thoái kinh tế sâu sắc kể từ Đại khủng hoảng đã gây thiệt hại nặng nề đối với Bộ Tài chính Mỹ. Thặng dư ngân sách cuối cùng của Mỹ là vào năm tài chính 2001. Nợ công hiện đã hơn 16,7 ngàn tỷ USD hay khoảng 53.000 USD/người. Nguyên nhân chính là do tăng chi tiêu cho y tế và quốc cũng như cắt giảm thuế thu nhập cá nhân gần bằng khi bắt đầu chính quyền George W.Bush và giảm thu nhập hàng năm của Nhà nước từ thuế do khủng hoảng kéo dài.
10. Đi lên từ đống đổ nát
Sau 8 năm xây dựng, Tháp Tự do 104 tầng sẽ được mở vào đầu năm 2014 tại vị trí của Trung tâm Thương mại Thế giới cũ ở Hạ Manhattan trong khi Trung tâm Thương mại Thế giới 4 cao 72 tầng, ở phía nam, sẽ được khai trương vào tháng 11.
Một bảo tàng dưới lòng đất cũng sẽ được mở cửa vào mùa xuân và hơn 2 tòa nhà văn phòng cùng một trung tâm vận tải sẽ được xây dựng ở khu vực này. Vào tháng 6 năm 2012, khi kỳ vào thanh xà dầm cuối cùng lên tháp Tự do, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã viết: "Chúng ta tưởng nhớ/ Chúng ta tái thiết/Chúng ta trở lại mạnh mẽ hơn".
Sầm Hoa (Theo Washingtonpost)