TIN BÀI KHÁC
Thiết kế bề ngoài của chiếc PAK-FA trên bản vẽ. Thiết kế này được cho là tạo tính năng 'tàng hình' vô đối so với các loại máy bay thế hệ thứ 5 đương thời. Liệu Nga có sử dụng thiết kế tương tự cho chiến cơ 6G? |
Với chiếc máy bay tấn công hạng nặng PAK-FA đã phát triển và dự kiến đưa vào hoạt động vào năm 2016, hàng không Nga đang hướng đến một chiếc máy bay chiến đấu cho tương lai, tiến hành nghiên cứu và phát triển một loại chiến cơ có thể ngự trị trên bầu trời vào giữa thế kỷ 21.
Cựu Tổng chỉ huy của Không lực Nga, Tướng Pyotr Deynekin đã có những phát biểu xa xôi về tương lai của Không lực Nga và chiếc chiến cơ của thế hệ kế tiếp: 6G
Deynekin thừa nhận rằng công việc triển khai đối với chiếc máy bay tấn công tầm xa 6G đang trong 'giai đoạn hoạt động' và 'hầu như là' chiếc máy bay sẽ không có phi công lái.
"Chúng tôi phải tự tiến hành công việc này, do vậy việc bước sang một thế hệ mới vẫn có thể triển khai một cách không dễ dàng gì" - Pyotr Deynekin nói.
Deinekin không nói rõ hãng nào sẽ đảm nhận thiết kế cho chiếc chiến cơ thế hệ thứ sáu, nhưng hãng sản xuất máy bay quân sự Nga MiG nói hồi tháng Năm rằng họ đã sẵn sàng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển dự án cho một thiết bị chiến đấu trên không không người lái (UCAV) dựa trên nguyên mẫu chiếc Skat.
Chủ tịch Tập đoàn Máy bay thống nhất Mikhail Pogosyan nói hồi tháng 11 năm ngoái rằng hãng Sukhoi sẽ tập trung vào việc chế tạo nên các thiết bị bay không người lái tấn công và do thám (UAV) trong tương lai gần.
Nguyên mẫu máy bay không người lái Skat của MiG chế tạo. |
Tuần báo hàng không Flight International đưa tin hồi năm 2011 rằng hãng Sukhoi và MiG có thể sẽ cùng làm việc với nhau trong các chương trình UCAV tối tân.
Tuy vậy, hồi đầu tháng này, phi công nổi tiếng của Nga là Sergey Bogdan - người lái chiếc PAK-FA thế hệ thứ năm của Moscow - nói rằng một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới khó có thể chế tạo xong chỉ trong nay mai.
"Mọi người đều nghĩ rằng công nghệ đang tiến nhanh về phía trước, nhưng phải mất 35 năm thì mới đưa được máy bay thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ năm. Tôi tin rằng ít nhất phải 15 năm nữa thì mới có máy bay chiến đấu thế hệ kế tiếp xuất hiện" - Bogdan nói. "Các loại máy bay có phi công lái sẽ còn tồn tại trong một thời gian dài nữa" - Bogdan dự đoán.
Theo các chuyên gia Mỹ, một chiếc máy bay phản lực chiến đấu 6G phải có khả năng tàng hình 'cực kỳ' mạnh mẽ, các khả năng chiến đấu đa dạng, khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trong mọi chế độ bay, từ bay siêu thanh cho tới tốc độ trên 5 Mach - khoảng 6.000km/h, thân máy bay có khả năng tự 'chữa lành', kết hợp với các tính năng ngoài vỏ thông minh.
Máy bay 6G phải có khả năng cảm biến cực kỳ xa để mang lại các bức ảnh chiến trường chụp có độ chi tiết cao, mỗi chiếc máy bay 6G sẽ là một phần trong cả một mạng lưới lớn hơn.
Các nhà quan sát nhiệt tình nhất tin rằng một ngày nào đó, một chiếc chiến cơ như vậy sẽ được trang bị với các loại vũ khí 'có năng lượng trực tiếp'.
Tại Mỹ, chương trình chiến cơ 6G được gọi là Máy bay chiến thuật thế hệ kế tiếp/ TACAIR Thế hệ kế tiếp, và dự kiến đưa vào phục vụ không sớm hơn năm 2030.
Lê Thu (theo RT/RIA)