TIN BÀI KHÁC:
Các tài liệu trên đã được Văn khố An ninh quốc gia Mỹ thuộc Đại học George Washington xuất bản nhân dịp 60 năm ngày xảy ra cuộc đảo chính. Chúng xuất phát từ lịch sử nội bộ Iran của CIA (Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ) từ giữa những năm 1970.
"Cuộc đảo chính quân sự... được thực hiện dưới sự chỉ đạo của CIA như một
hành động của chính sách ngoại giao Mỹ", một đoạn trích xác nhận.
Vai trò của người Mỹ trong cuộc đảo chính từng được hàm ý công khai bởi Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright năm 2000, và bởi Tổng thống Barack Obama trong bài phát biểu năm 2009 của ông tại Cairo.
Tuy nhiên, từ trước đến nay các cơ quan tình báo vẫn đưa ra "những phủ nhận sạch trơn" về vai trò của họ, theo Malcolm Byrne, người biên tập các tài liệu vừa được giải mật.
Đây được tin là lần đầu tiên CIA tự nhận vai trò của họ trong sự phối hợp với cơ quan tình báo Anh MI6.
Theo ông Byrne, các tài liệu này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cung cấp "những chi tiết mới và cái nhìn sâu vào hành động của cơ quan tình báo trước và sau chiến dịch" mà còn bởi "các phe phái chính trị thuộc tất cả các bên, bao gồm cả chính phủ Iran, thường viện chứng cuộc đảo chính".
Các tài liệu này đã được Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ giữ theo Đạo luật Tự do Thông tin.
Người Iran đã bầu chọn Mossadeq vào năm 1951 và ông nhanh chóng tiến tới tái
quốc hữu hóa ngành sản xuất dầu lửa của quốc gia này, ngành mà khi đó nằm dưới
sự kiểm soát của Anh thông qua Công ty Dầu lửa Anglo-Persian (sau này trở thành
British Petroleum, tức BP. Chủ trương đó khiến Mỹ và Anh thực sự lo lắng vì họ
xem dầu lửa Iran là chìa khóa để tái thiết kinh tế của mình thời hậu chiến.
Mohammed Mossadeq
Tài liệu cho thấy cách thức CIA chuẩn bị cho cuộc đảo chính bằng cách sắp đặt
các câu chuyện chống Mossadeq trên cả báo chí Mỹ và báo chí Iran.
Cuộc đảo chính đã củng cố quyền cai trị của Hoàng đế Mohammad Reza Pahlavi - người đã rời khỏi Iran tiếp sau một cuộc đấu tranh quyền lực với Mossadeq và trở về sau cuộc đảo chính, trở thành một đồng minh thân thiết của Mỹ.
Các cơ quan tình báo Mỹ và Anh đã giúp đỡ các lực lượng ủng hộ vị vua này và góp sức tổ chức biểu tình phản đối Mossadeq. Kết quả là quân đội cũng sớm ủng hộ nhà vua và Tehran cùng một số khu vực khác nằm dưới sự kiểm soát của những phe nhóm trung thành với Hoàng đế.
Đến cuối ngày 19/8, các thành viên trong chính phủ Mossadeq hoặc phải đi trốn hoặc bị bỏ tù.
Vua Mohammad Reza Pahlavi trở về Iran sau cuộc đảo chính và chỉ rời khỏi ngai vàng vào năm 1979, khi ông bị cuộc cách mạng Hồi giáo hạ bệ.
Thanh Hảo (Theo BBC, Raw Story)