Các chuyên gia và nhà nghiên cứu độc lập cho rằng các tên lửa mà Triều Tiên sử dụng trong lễ diễu binh ở Bình Nhưỡng hồi cuối tháng 7 "gần như chắc chắn" là giả.

TIN BÀI KHÁC:

{keywords}

Kết luận trên được rút ra từ một cuộc điều tra của hãng tin Mỹ NBC News, dựa trên sự quả quyết của các chuyên gia và nhà phân tích khi họ nghiên cứu những bức ảnh có độ nét cao về một cuộc diễu binh của Triều Tiên ngày 27/8. 

James Oberg, chuyên gia về tên lửa và vũ trụ của NBC và là người đã chứng kiến vụ phóng tên lử Unha-3 bất thành của Triều Tiên hồi tháng 4/2012, đã chỉ ra "lớp vỏ gồ ghề" trên một đầu nổ, chứng tỏ tên lửa là giả.

Phần vỏ bộ phận đó của một tên lửa tầm xa phải rất nhẵn để tránh sự chuyển động không đều và giữ cho tên lửa đi đúng hành trình, theo ông Oberg. 

{keywords}

Thêm nữa, không có bằng chứng nào về "những tên lửa đẩy lùi" cốt yếu xuất hiện trên Hwasong-13, theo Markus Schiller - kỹ sư không gian vũ trụ và cựu phân tích gia quân sự của tập đoàn RAND Corp.

Bản tin của NBC cho hay, các tên lửa đẩy lùi là rất cần thiết cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) như Hwasong vươn đến độ cao cần thiết để tấn công các mục tiêu ở xa.

Một phát ngôn viên của phái bộ Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc ở New York không phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin nói trên.

{keywords}

Đây không phải là lần đầu tiên các chuyên gia đánh giá các tên lửa của Triều Tiên là giả. Năm 2012, báo New York Times đưa tin về một báo cáo của hai chuyên gia tên lửa Đức (một trong hai người là Schiller), trong đó nêu ra một số lý do giải thích các tên lửa ICBM của Triều Tiên chỉ là mô hình.

Báo cáo này, được xuất bản trên trang armscontrolwonk.com, nói rằng vẫn không có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang sở hữu một ICBM hoạt động.

{keywords}

Hồi tháng 12, một tổ chức không gian vũ trụ chung giữa Mỹ và Canada xác nhận các tuyên bố của Triều Tiên rằng nước này đã đưa một vệ tinh lên quỹ đạo bằng một tên lửa ba giai đoạn được cho là có thiết kế giống một tên lửa có thể mang một đầu đạn hạt nhân có tầm bắn tới tận California.

Vào tháng 2, hoạt động địa chấn bất thường ở đông bắc Triều Tiên được cho là bằng chứng của một vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất, có thể là vụ thử hạt nhân thứ 3 của nước này tính đến nay.

Thanh Hảo (Theo Huffington Post, NBC News)