Cảnh máu đổ với hàng chục người thiệt mạng ngày 27/7 đã đẩy Ai Cập chìm sâu hơn vào hỗn loạn.

TIN BÀI LIÊN QUAN:


{keywords}

Sau 2 năm trải qua sự chuyển giao đầy bất ổn sang nền dân chủ, mở đầu bằng việc Tổng thống Hosni Mubarak bị hạ bệ năm 2011, Ai Cập vẫn chưa tìm được lối thoát an toàn.

{keywords}

Đất nước đông dân nhất khối Ảrập này bị chia rẽ nặng nề giữa những người phản đối và ủng hộ Tổng thống bị quân đội phế truất Mohammed Morsi.

{keywords}

Hàng nghìn người ủng hộ Morsi đã hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức Tình Anh em Hồi giáo tham gia biểu tình ở một thánh đường tại thủ đô Cairo. Họ thề sẽ bám trụ đến cùng, bất chấp cảnh cáo của Bộ trưởng Nội vụ Mohammed Ibrahim rằng họ sẽ sớm bị giải tán.

{keywords}

Ông Morsi hiện đang bị quân đội giam lỏng ở một địa điểm bí mật và đã chính thức bị buộc tội có dính líu đến nhóm Hồi giáo vũ trang Hamas.

{keywords}

Ngoài gần 100 người chết, hơn nghìn người khác đã bị thương do trúng đạn trong các cuộc đụng độ, vốn nổ ra sau khi phe ủng hộ Morsi và phe ủng hộ tướng Abdel Fattah al-Sisi - người chỉ đạo hạ bệ Tổng thống Morsi - chạm trán sau lễ cầu nguyện ngày 26/7.

{keywords}

Giao tranh tiếp diễn trên đường phố khi màn đêm buông xuống trong bối cảnh cảnh sát khó có thể kiểm soát nổi bạo lực bằng hơi cay.

{keywords}

Mỹ đã phải lên tiếng khuyến cáo Ai Cập cần "lùi xa khỏi vực thẳm". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã nói chuyện với hai thành viên cấp cao trong nội các lâm thời do quân đội thành lập của Ai Cập để bày tỏ "sự quan ngại sâu sắc" của ông.

{keywords}

Những gì đang xảy ra tại Ai Cập đang mở ra một chương mới đầy nguy hiểm về sự đối đầu của quân đội với phong trào Tình Anh em Hồi giáo, tổ chức mà ông Morsi trưởng thành và đi lên.

{keywords}

Thanh Hảo (Tổng hợp)