Thống lĩnh quân đội Ai Cập Tướng Abdel Fattah al-Sisi tối qua thông báo rằng Tổng thống của quốc gia này là ông Mohammed Morsi đã bị buộc rời khỏi nhiệm sở vì tình hình bất ổn.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Quảng trường Thủ đô Ai Cập chìm trong biển người biểu tình những ngày qua. |
Trong một tuyên bố cho giới truyền thông, ông al-Sisi cùng với ba vị tướng khác của lực lượng vũ trang, các lãnh đạo phe đối lập, lãnh tụ Hồi giáo al-Azhar và linh mục quản xứ Coptic đã thông báo rằng người đứng đầu Tòa án Hiến pháp là ông Adly Mansour sẽ tiếp quản vị trí của ông Morsi để trở thành Tổng thống lâm thời.
Ông al-Sisi cũng thông báo rằng thể chế đang bị đình chỉ tạm thời. Việc bổ nhiệm ông Mansour rất đáng lưu ý vì một trong những điều kiện then chốt của phong trào chống đối Tamarod là ông này phải lên làm Tổng thống.
Chính phủ lâm thời Ai Cập sẽ tiến hành các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống mới.
Theo một số nguồn tin, cựu lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Hạt nhân Quốc tế Mohamed IAEA El Baradei có khả năng sẽ là lãnh đạo kế tiếp của Ai Cập.
Việc sắp xếp này không hề có sự tham gia của ông Morsi cũng như bất kỳ ai thuộc đại diện của nhóm Anh em Hồi giáo là Đảng Tự do và Công lý. Hiện nay cũng chưa ai rõ ông Morsi đang ở đâu.
Nhiều người đang kỳ vọng xem Nhóm Anh em Hồi giáo đã bị truất khỏi quyền lực sẽ đáp trả như thế nào.
Nhiều khả năng nhóm này sẽ không đáp trả bằng bạo lực, nhưng sẽ tham gia vào các cuộc bạo loạn của người dân và rốt cuộc vẫn dẫn tới bạo lực. Mặc dù nhóm Anh em Hồi giáo nhiều khả năng sẽ không từ bỏ hướng đi chính trị dân chủ, nhưng việc ông Morsi bị lật đổ sẽ đẩy các yếu tố từ nhóm Salafist bảo thủ hơn từ bỏ chính trị dòng chính để chuyển sang thiên về xung đột vũ trang.
Việc lật đổ chính phủ Hồi giáo trung dung tại Ai Cập đã làm xói mòn các nỗ lực quốc tế nhằm đưa những người Hồi giáo cấp tiến vào dòng chính chính trị trong một thế giới Ả Rập và Hồi giáo rộng lớn hơn.
Trong bối cảnh của Ai Cập, việc lật đổ ông Morsi đã đặt ra một tiền lệ mà trong đó các tổng thống trong tương lai có thể sẽ phải đối mặt với việc bị quân đội phế truất nếu như gặp sức ép quá lớn từ phía người dân.
Theo cách này thì cách làm đó đã được thiết lập theo quán tính từ vụ lật đổ cựu Tổng thống Hosni Mubarak và nhiều nhà quan sát cho rằng điều này không báo trước một tương lai ổn định cho Ai Cập.
Lê Thu (theo Stratfor)