Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono cho biết Indonesia đang nỗ lực hết sức để kiềm chế ngọn lửa trên đảo Sumatra, bao gồm triển khai máy bay quân sự để dội nước vào đám cháy và bỏ ra khoảng 200 tỷ rupiah (20 triệu USD) để khắp phục thảm họa này.

TIN BÀI KHÁC:



{keywords}
Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono.

Cuộc khủng hoảng môi trường kéo dài cả tuần, với ô nhiễm không khí tại Singapore và Malaysia đã đạt mức nguy hiểm, đang phá hủy ngành du lịch và kinh doanh ở cả hai quốc gia và có thể gây ra ảnh hưởng lớn kinh tế lớn hơn so với khủng hoảng khói mù năm 1997, với thiệt hại lên tới 9 tỷ USD.

"Là tổng thống, tôi xin lỗi và mong nhận được sự thông cảm từ những người bạn ở Singapore và Malaysia," Tổng thống  Susilo Bambang Yudhoyono phát biểu tại một cuộc họp báo vào cuối hôm thứ Hai (24/6).

Sau một tuần sương mù dày đặc, chất lượng không khí tại trung tâm tài chính Singapore đã cải thiện đáng kể với chỉ số ô nhiễm duy trì dưới mức "có hại cho sức khỏe" kể từ cuối tuần trước. Chỉ số ô nhiễm không khí (PSI) đạt mức kỷ lục 401 vào chiều thứ Sáu tuần trước (21/6), một mức có khả năng đe dọa tới tính mạng người bệnh và người cao tuổi.

Luala Lumpur vào hôm nay (25/6) vẫn bị khói mù bao phủ, trong khi bầu trời Singapore đã khá trong với chỉ số PSI thấp hơn 40.

Hôm qua (24/6), cảnh sát Indonesia đã bắt hai nông dân vì đốt lửa trái phép để làm sạch đất tại Sumatra, tuy nhiên những người nông dân này không liên quan tới 8 công ty bị chính phủ nghi ngờ phải chịu trách nhiệm về đám cháy rừng.

Công ty mẹ của một những công ty này bao gồm Sime Darby đã phủ nhận về hành vi sai trái.

"Chúng tôi bắt hai nông dân tại Riau, những người làm sạch đất bằng cách đốt lửa. Họ không làm việc cho bất cứ ai," Agus Rianto, phó phát ngôn viên cảnh sát quốc gia cho biết.

Theo luật pháp Indonesia, bất cứ công ty hoặc cá nhân nào liên quan tới hành vi đốt rừng trái phép đều phải đối mặt với 10 năm tù giam và mức phạt lên tới 5 tỷ rupiah (503.800 USD).

Sầm Hoa (Theo Asia1)