Không khí ô nhiễm đã trở thành một lời nguyền đối với hàng triệu cư dân thành thị ở châu Á, đồng thời mang tới nguy cơ ngày càng tăng đối với phụ nữ mang thai, trẻ em, người già và những người bị mắc vấn đề về bệnh tim, bệnh hô hấp, các chuyên gia cho biết.

TIN BÀI KHÁC:

Malaysia và Singapore đã phải vật lộn với mức độ không khí ô nhiễm kỷ lục, do ảnh hưởng của cháy rừng từ nước láng giềng Indonesia.

211 trường học ở bang Johor, miền nam Malaysia, đã phải đóng cửa do khói mù làm ô nhiễm không khí.

Trong khi đó, ô nhiễm tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đạt mức rất nguy hiểm, vượt qua mức cho phép theo khung quy định của trung tâm môi trường thành phố vào tháng Một vừa qua.

Tháng 8/2010, các nhà chức trách Hong Kong (Trung Quốc) phải khuyến cáo người dân ở trong nhà khi mức độ ô nhiễm không khi ở mức cao nhất.

HEI ước tính, bắt nguồn từ một phân tích chi tiết đặc biệt mang tên Gánh nặng Bệnh tật Toàn cầu, khoảng 3,2 triệu người trên khắp thế giới đã sớm tử vong do không khí ô nhiễm vào năm 2010, trong đó có 2,5 triệu trường hợp tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Một nghiên cứu được công bố trên tập san Nature Climate Change cho thấy nạn cháy rừng tại Đông Nam Á đã cướp đi 15.000 sinh mạng mỗi năm.

Không khí kém chất lượng ảnh hưởng tới tình trạng trẻ em sinh ra có chỉ số cân nặng thấp, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ dựa trên 3 triệu ca sinh nở được ghi nhận tại 9 quốc gia ở Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và châu Ú.

Chỉ số cân nặng thấp - khi một trẻ em mới sinh có cân nặng dưới 2,5kg - sẽ khiến đứa trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe, kém nhận thức và thậm chí là chết yểu.

Sầm Hoa (Theo Sina)