- Cho rằng các luật sư gây áp lực, hỏi 'ép', người nhà bị hại đã có lời lẽ xúc phạm rồi rượt luật sư của bị cáo chạy tán loạn.
XEM CLIP:
TAND tỉnh Đắk Lắk hôm nay mở phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Dương Xuân Thi (SN 1996, trú thôn 10, xã Cư Prao, huyện M’Đrắk) về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và bị cáo Dương Văn Thực (1966, cha bị cáo Thi) về tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương các phương tiện giao thông đường bộ.
Cha con ông Dương Xuân Thực tại phiên tòa phúc thẩm |
Trước đó, TAND huyện M’Đrắk đã tuyên phạt bị cáo Thi 1 năm 3 tháng tù giam; bị cáo Thực bị phạt 10 triệu đồng, buộc bồi thường số tiền hơn 138 triệu đồng cho bị hại.
Không đồng tình với bản án sơ thẩm, cha con ông Thực làm đơn kháng cáo.
Theo hồ sơ vụ án, năm 2013, ông Thực mua một xe máy kéo về phục vụ sản xuất. Hàng ngày, ông giao xe cho con trai là Dương Xuân Thi (chưa có bằng lái xe B1) điều khiển đi cày đất.
Ngày 9/1/2016, Thi điều khiển xe máy kéo cùng gia đình đi thu hoạch bắp tại rẫy thuộc thôn 4, xã Cư Prao. Tại đây, có Trần Tuấn Anh (SN 2001, trú cùng thôn) là bạn của Dương Văn Thụ (SN 1999, em trai Thi) đến phụ giúp bốc bắp lên xe.
Đến khoảng 16h cùng ngày, việc bốc bắp hoàn thành. Tuấn Anh và Thụ đi ra hướng tỉnh lộ 13 ngồi chờ Thi cùng về. Tuấn Anh và Thụ ngồi trên hai bó cỏ chờ đợi. Khi Thi điều khiển xe đến nơi, Tuấn Anh và Thụ vẫn ngồi yên trên hai bó cỏ vì nghĩ Thi sẽ dừng xe lại. Thi nhíu mày ra hiệu cho Tuấn Anh rụt chân lại để xe chạy qua, nhưng Tuấn Anh vẫn ngồi im. Khi xe đến gần, Thụ nhảy tránh được, riêng Tuấn Anh nằm xuống, giơ chân lên để tránh nhưng bị bánh sau của xe cán qua chân trái gây thương tích 38%.
Tại phiên phúc thẩm, Tuấn Anh xuất hiện với một chân bó bột, phải chống nạng và được người thân hỗ trợ khi di chuyển.
Tuấn Anh đến tòa với chân trái bó bột |
Ông Thực khai tại tòa, bản thân không biết các quy định của pháp luật bắt buộc người điều khiển xe máy cày thì phải có giấy phép lái xe nên mới giao cho Thi sử dụng.
Theo ông Thực, sau khi mua xe, công an viên của thôn có mời ông lên thông báo làm thủ tục đăng ký xe. Ông cùng con trai đánh xe lên công an xã chờ từ sáng đến chiều, nhưng được cán bộ trả lời xe này là xe phục vụ sản xuất nông nghiệp nên không làm đăng ký. Cũng theo ông Thực, nơi ông sinh sống có khoảng 15 xe giống của ông nhưng cũng không đăng ký.
Ngoài ra, ông Thực còn khai, đoạn đường xảy ra tai nạn là đường rẫy chuyên chở nông sản và chưa bao giờ nghe thông tin chính quyền địa phương đưa vào quy hoạch làm đường.
“Khoảng cách từ nhà tôi đến rẫy khoảng 3km, phải đi qua tỉnh lộ 13 và ở đây thường xuyên có tổ CSGT làm việc. Xe nhiều lần đi qua lực lượng CSGT thế nhưng chưa bao giờ thấy bị lực lượng này hỏi han gì về giấy tờ xe, bằng lái” – ông Thực trình bày.
Bị cáo Thi và nhân chứng Thực cũng khai đã ra hiệu, nhắc nhở bị hại Tuấn Anh đứng dậy tránh khi xe máy cày tới gần nhưng nạn nhân không nghe mà vẫn ngồi tại chỗ dẫn đến tai nạn. Lúc Tuấn Anh lọt xuống xe, Thi cũng cũng không hay biết.
Bị hại Tuấn Anh khi được hỏi các vấn đề liên quan đến vụ tai nạn thường trả lời không nhớ. Ông Trần Thanh Liêm (bố Tuấn Anh) đề nghị HĐXX xem xét tăng hình phạt tù đối với người gây tai nạn, tăng mức phạt tiền đối với bị cáo Thực để có tính răn đe đối với người khác.
Các luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo đặt nhiều câu hỏi cho bị hại liên quan đến nguyên nhân vụ tai nạn. Bố mẹ bị hại cho rằng con mình bị nạn, phải đi mổ chân cả chục lần, bị tiêm thuốc tê, gây mê, trí nhớ chưa hồi phục nên đã phản ứng gay gắt trước các câu hỏi của luật sư. HĐXX đã phải nhắc nhở người thân bị hại giữ bình tĩnh.
Luật sư hỏi người bị hại về nguyên nhân xảy ra tai nạn |
Tại phiên xử, các luật sư đề nghị HĐXX cần làm rõ phương tiện mà bị cáo lái có được xem là phương tiện giao thông hay không, bởi cơ quan điều tra chưa có văn bản trưng cầu các cơ quan chức năng xác định đây là phương tiện giao thông; xem xét, làm rõ đoạn đường mà bị cáo lái máy cày xảy ra tai nạn có phải là đường giao thông hay không, bởi trong hồ sơ vụ án cũng không cho trưng cầu; đồng thời đề nghị làm rõ cơ chế va chạm gây ra tai nạn, từ đây mới xác định được các bị cáo có tội hay không có tội.
Luật sư cho rằng, cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng tố tụng, bỏ lọt nhiều chứng cứ, làm sai lệch hồ sơ do đó đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy án sơ thẩm, trả hồ để điều tra lại từ đầu tránh làm oan người vô tội.
Phần tranh luận kéo dài đến hơn 17h cùng ngày. Sau khi các bị cáo nói lời sau cùng HĐXX tuyên bố bãi tòa, đồng thời thông báo sẽ nghị án kéo dài. Sáng 15/5 phiên tòa sẽ mở lại và chính thức tuyên án.
Ngay sau khi HĐXX tuyên bố bãi tòa, người nhà bị hại đã buông lời lẽ mang tính chất xúc phạm đối với các luật sư bào chữa cho bị cáo. Người nhà bị hại cho rằng, các luật sư tập trung chất vấn, hỏi “ép” bị hại trong khi bị hại chưa ổn định sức khỏe, tâm lý.
Tuấn Anh di chuyển bằng nạng tới tòa |
Khi ra đến khu vực sân tòa, bất ngờ mẹ bị hại kêu “luật sư đánh người”, rồi người nhà của bị hại đã rượt một người trong nhóm luật sự bào chữa cho bị cáo gây náo loạn. Các luật sư bào chữa cho bị cáo vội chạy ngược vào trụ sở tòa tránh bất trắc.
Người nhà bị hại tiếp tục rượt theo luật sư vào trong trụ sở tòa khiến cán bộ, nhân viên Tòa án phải ra can ngăn.
Tòa xin lỗi cựu tử tù Hàn Đức Long, người nhà nạn nhân phản đối
Phó chánh án Tòa án Cấp cao tại Hà Nội đọc lời xin lỗi công khai ông Hàn Đức Long tại trụ sở UBND xã Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang.
Ông Hàn Đức Long sốc nặng sau buổi xin lỗi náo loạn
Gia đình ông Hàn Đức Long chia sẻ cảm giác hụt hẫng sau buổi xin lỗi công khai của đại diện Tòa án cấp cao tại Hà Nội.
Náo loạn phiên xử kêu oan ở Hà Tĩnh
Phiên tòa bị hoãn do vị Hội thẩm nhân dân vắng không lí do, nhiều người bức xúc gây cảnh náo loạn.
Hà Tĩnh: Vật vã giữa công đường kêu oan cho chồng
Khi toà tuyên án ông Đinh Thiện (trú xã Hương Đô) mức án 42 tháng tù giam, vợ ông đã khóc ngất kêu “chồng tôi không có tội”.
Vợ bị cáo quỳ lạy cảm ơn vì tòa hủy án
Liên quan đến vụ “Vật vã giữa công đường kêu oan cho chồng”, TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên hủy án sơ thẩm, vợ bị cáo xúc động quỳ lạy trước tòa.
Trùng Dương