- Cáo trạng cho rằng, ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không đưa ra bàn bạc, thảo luận và xin ý kiến HĐQT...

Sáng 20/3, phiên tòa xét xử bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ làm thất thoát 800 tỷ đồng tiền vốn của PVN ở Oceanbank tiếp tục với phần thẩm vấn.

Theo cáo trạng, tháng 9/2008, Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm (Chủ tịch HĐQT Oceanbank trao đổi, bàn bạc về việc PVN góp vốn trở thành cổ đông chiến lược của Oceanbank.

Thắm được Sơn mời đến trụ sở PVN để gặp gỡ, làm việc với đại diện PVN gồm Đinh La Thăng (Chủ tịch HĐQT PVN), Nguyễn Ngọc Sự (Phó TGĐ PVN), Nguyễn Xuân Sơn (Trưởng ban trù bị NH TMCP Hồng Việt) để thống nhất thỏa thuận- PVN tham gia góp vốn khi Oceanbank tăng vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng trong năm 2008, bằng hình thức PVN góp 20% vốn điều lệ tương đương 400 tỷ đồng.

Căn cứ vào kết quả làm việc với đại diện Oceanbank, ngày 18/9/2008, ông Sự gửi bị cáo Thăng báo cáo đánh giá sơ bộ các chỉ tiêu tài chính của Oceanbank, trong đó có nêu: Oceanbank là NH có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp, đang đứng trước khó khăn trong vấn đề huy động vốn với lãi suất hợp lý để cân đối với nguồn sử dụng…

Cùng ngày 18/9/2008, dù không họp HĐQT, không lấy ý kiến các thành viên HĐQT, nhưng ông Thăng đã ký thỏa thuận với Thắm để PVN tham gia góp vốn vào Oceanbank theo các nội dung hai bên đã thống nhất... Cáo trạng cho rằng, ông Thăng biết rõ hiện trạng yếu kém của Oceanbank nhưng không đưa ra bàn bạc, thảo luận và xin ý kiến HĐQT.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Nguyễn Ngọc Sự trình bày: Năm 2008, PVN có chủ trương thành lập NH của ngành dầu khí, lấy tên NH TMCP Hồng Việt, kêu gọi vốn nước ngoài. PVN đã thành lập Ban trù bị NH Hồng Việt.

{keywords}
Ông Nguyễn Ngọc Sự.

Nhưng trong quá trình thực hiện, Chính phủ và NHNN ra thông báo, các DNNN không được thành lập riêng NH của ngành mình, chỉ được phép mua cổ phần NH khác với tỷ lệ không quá 20%.

Khi đó PVN đã gặp gỡ một số NH để đặt vấn đề hợp tác, nhưng không thành công. Sau đó được giới thiệu Oceanbank để cùng hợp tác đầu tư chiến lược.

Lúc này Trưởng ban trù bị NH Hồng Việt được giao đánh giá hoạt động của Oceanbank. Ban trù bị tiếp cận Oceanbank và đánh giá về NH này.

Theo ông Sự, bản thân ông gửi đến bị cáo Thăng báo cáo đánh giá Oceanbank, trong đó có nêu: Oceanbank là ngân hàng có quy mô nhỏ, khả năng thanh khoản thấp; Vốn điều lệ rất nhỏ, chỉ có 1.000 tỷ đồng. Tuy vậy, Oceanbank được xếp hạng là NH trung bình khá. 

"Tôi đã cung cấp tình hình như vậy cho HĐQT để HĐQT đánh giá thêm, đưa ra lộ trình. Nếu tham gia góp vốn vào Oceanbank thì cần làm gì. Lúc đó HĐQT giao cho Ban trù bị NH Hồng Việt đánh giá và Ban Tài chính kế toán thẩm định lại", lời ông Sự.

Trả lời câu hỏi của đại diện VKS: HĐQT, Hội đồng thành viên có chỉ đạo ông thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính không?, ông Sự trả lời: Tôi có ký văn bản yêu cầu Oceanbank cung cấp số liệu để đánh giá hoạt động. Thời điểm đó đã là tháng 10. Oceanbank không trả lời nên không có số liệu để đánh giá.

Lúc đó NHNN cũng chưa có kết quả đánh giá Oceanbank. Thời điểm đó là cuối tháng 10 rồi và Nghị quyết đầu tư vào Oceanbank đã ra vào ngày 1/10.

Tiền trảm hậu tấu?

Trả lời thẩm vấn của đại diện VKS về việc Bộ tài chính từng yêu cầu PVN báo cáo tình hình Oceanbank trước khi góp vốn, bị cáo Thăng trình bày: Công văn đó chỉ để PVN biết, không để thực hiện, nhưng thực tế PVN đã triển khai trước các yêu cầu của Bộ Tài chính.

Khi đại diện VKS công bố kết luận thanh tra số 427, năm 2012 của NHNN cho thấy, Oceanbank thua lỗ, bị cáo Thăng cho rằng: Bản thân bị cáo không biết đến kết luận thanh tra này và các kết luận khác lúc ông đang ở PVN đều cho thấy Oceanbank hoạt động tốt.

Được hỏi về trách nhiệm, ông Thăng thừa nhận mình phải chịu trách nhiệm về việc bảo toàn và phát triển vốn trên cương vị Chủ tịch tập đoàn. Nhưng khả năng thu hồi 800 tỷ đồng thuộc trách nhiệm thuộc HĐTV PVN vì bị cáo đã chuyển công tác từ năm 2011.

Trước câu hỏi của đại diện VKS về việc bị cáo Thăng ký Nghị quyết góp vốn vào Oceanbank trước, xin ý kiến Thủ tướng sau?, ông Thăng cho rằng: Không có quy định Thủ tướng phê duyệt nghị quyết của HĐQT.

{keywords}
Hà Văn Thắm bị triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng.

HĐQT chỉ thống nhất mua một phần của Oceanbank, Thủ tướng đồng ý mới thực hiện. Trong nghị quyết có nhiều nội dung nhưng chưa phải là quyết định, mới là báo cáo. Sau khi thủ tướng đồng ý mới có quyết định đầu tư, do TGĐ PVN ban hành.

Bị triệu tập đến tòa với tư cách là nhân chứng, Hà Văn Thắm trình bầy, Oceanbank cần đối đối chiến lược nên việc hợp tác giữa PVN và Oceanbank là việc cần cho cả hai bên.

Một điều kiện trong việc hợp tác này được ông Thăng đưa ra cho Thắm- Oceanbank phải tiếp nhận nhân viên và cơ sở vật chất của NH Hồng Việt. "Anh Thăng nói, nếu cậu ký thì phải chắc chắn tôi mới báo cáo lên Thủ tướng", Thắm trình bày.

Ông Đinh La Thăng ví việc góp vốn của PVN như 'gái đã có chồng'

Ông Đinh La Thăng ví việc góp vốn của PVN như 'gái đã có chồng'

Ông Đinh La Thăng ví von, việc góp vốn của PVN vào Oceanbank giống như việc PVN gả một cô gái xinh đẹp cho một chàng trai khác.  

Vì sao ông Đinh La Thăng đồng ý góp vốn vào Oceanbank?

Vì sao ông Đinh La Thăng đồng ý góp vốn vào Oceanbank?

Tại tòa, bị cáo Đinh La Thăng trình bày rõ lý do đồng ý góp vốn của PVN vào Oceanbank.

Hôm nay, ông Đinh La Thăng bị đưa ra xét xử lần hai

Hôm nay, ông Đinh La Thăng bị đưa ra xét xử lần hai

Lần này, ông Đinh La Thăng và 6 đồng phạm bị đưa ra xét xử vì làm thất thoát 800 tỷ đồng của PVN ở Oceanbank.

Xét xử Đinh La Thăng lần 2: Những lần chuyển tiền

Xét xử Đinh La Thăng lần 2: Những lần chuyển tiền

Theo định kỳ, khoảng từ 2-3 tháng, Sơn trực tiếp mang tiền đến phòng làm việc đưa cho Quỳnh. Mỗi lần đưa số tiền 500 triệu đồng.

Hà Văn Thắm xuất hiện tại phiên xử ông Đinh La Thăng để làm chứng

Hà Văn Thắm xuất hiện tại phiên xử ông Đinh La Thăng để làm chứng

Trong phiên tòa xét xử bị cáo Đinh Đinh La Thăng và đồng phạm sáng nay, Hà Văn Thắm xuất hiện với vai trò người làm chứng.

 

T.Nhung