-Trước sự truy vấn của các luật sư về khoản tiền 4.500 tỷ đồng của VNCB hiện đang “trôi nổi” ở đâu, đại diện CBBank lúng túng “khất” trả lời sau.
Luật sư truy vấn về số tiền 4.500 tỷ tăng vốn điều lệ
Sáng ngày 15/1, phiên xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục với thẩm vấn của các luật sư xung quanh khoản tiền 4.500 tỷ (trong số 4.700 tỷ vay của BIDV) đang nằm trong Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Trả lời câu hỏi về số tiền này, đại diện Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) cho hay toàn bộ số tiền này đã hòa vào tiền chung. Hiện tại đã sử dụng hết trước ngày 5/3/2015, còn chính xác thời điểm nào sử dụng hết thì không thể xác định được vì đã hòa vào dòng tiền chung. Trước đó, trong phần thẩm vấn chiều ngày 14/1, đại diện CBBank trả lời số tiền này thuộc chủ sở hữu của NHNN nên NHNN sẽ là bên quyết định xử lý số tiền này như thế nào.
Bị cáo Phạm Công Danh |
Luật sư tiếp tục yêu cầu đại diện CB trả lời câu hỏi, tính từ ngày 14/2/2014 – 26/7/2014 tiền quỹ tại CBBank còn 13.000 tỷ đồng, CBBank nói đã hòa vào dòng tiền chung, trong đó có cả khoản tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh gửi vào để tăng vốn điều lệ. Vậy đến ngày 26/7/2014, số tiền này còn bao nhiêu?
Phía đại diện CBBank cho hay, do chưa chuẩn bị nên chưa thể trả lời và hứa sẽ trả lời vào đầu giờ chiều ngày 16/1.
Trả lời câu hỏi của luật sư Trần Minh Hải (bào chữa cho Phạm Công Danh) toàn bộ số tiền 4.500 tỷ đã được CBBank hoạch toán, sau đó mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CBBank như thế nào?
“Không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. 4.500 tỷ đồng trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều lệ, tiền đó theo số liệu của chúng tôi, tuy nhiên việc xin phép chưa được NHNN chấp nhận”, đại diện trả lời. Cũng theo đại điện CBBank, tại thời điểm NHNN mua lại VNCB với giá 0 đồng nên NHNN xác định là vốn điều lệ âm.
Trả lời câu hỏi của luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (bào chữa Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) về việc sau khi mua lại Ngân hàng TrustBank của bà Hứa Thị Phấn, bị cáo phải chịu áp lực gì, Phạm Công Danh thừa nhận, có nhiều áp lực nhưng áp lực lớn nhất vẫn là trả lãi ngoài cho các khoản vay của HĐQT cũ.
Trước nhiều câu hỏi của luật sư nhưng phía đại diện CBBank liên tục “khất” xin trả lời sau, HĐXX quyết định tạm dừng phần xét hỏi của các luật sư nhằm làm rõ nguồn tiền 4.500 tỷ đang “đi đâu về đâu” để CBBank chuẩn bị tài liệu trả lời.
Tiếp theo, HĐXX thẩm vấn các bị cáo về hành vi dùng tiền gửi tại Ngân hàng TPbank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty vay vốn để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.
Vay hơn 1.700 tỷ trả lãi cho Hứa Thị Phấn và cha con Trần Quý Thanh
Trước khi HĐXX thẩm vấn các bị cáo, đại diện TPBank đề nghị HĐXX sử dụng lời khai của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan của TPBank tại CQĐT vì những người này đều có đơn xin vắng mặt.
Theo truy tố, tháng 5/2013, do cần tiền chăm sóc khách hàng và tăng vốn đầu tư, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm cách rút tiền ra khỏi VNCB về để Danh sử dụng. Mai đề xuất Danh ủy thác qua Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh thì tiền sẽ quay trở lại. Sau đó, Mai thống nhất với Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt) dùng biện pháp ủy thác đầu tư sang Quỹ Lộc Việt và nhờ Hà mượn pháp nhân các công ty, vay tiền của TPBank để mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay này.
Bị cáo Trầm Bê
Sau đó, Nguyễn Việt Hà đã bàn bạc với Đặng Thị Bích Thủy (nguyên Phó giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp TPBank) và Đinh Việt Cường (nguyên Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp TPBank) cùng tìm các doanh nghiệp đứng ra vay vốn TPBank mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, VNCB sẽ bảo đảm bằng tiền gửi của VNCB tại TPBank. Sau khi thống nhất các bên đã lựa chọn được 11 doanh nghiệp.
Thương vụ này đã khiến VNCB thiệt hại hơn 1.740 tỷ đồng.
Theo lời khai của Phan Thành Mai, sau khi giải ngân xong, Phạm Công Danh đã chuyển 600 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn; một số trả tiền lãi ngoài cho ông Trần Quý Thanh và bà Trần Ngọc Bích.
Em trai Phạm Công Danh: Vì tin tưởng nên giúp anh mở công ty ‘ma’
Giải thích cho việc giúp Phạm Công Danh thành lập một loạt công ty “ma”, em trai bị cáo Danh nói “Tôi tin tưởng anh trai mình và cũng nghĩ vô tư nên giúp đỡ thôi”.
Nhân viên dưới quyền Phạm Công Danh 'chế' báo cáo tài chính để vay tiền
Nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn khai, để làm hồ sơ vay 4.700 tỷ của BIDV, bị cáo và nhân viên sử dụng báo cáo tài chính trong hồ sơ vay Sacombank và thiếu đâu thì...“tự chế”.
Bị cáo Phạm Công Danh: 'Ngân hàng NN ép tăng vốn nên mới làm sai'
"Nếu như Ngân hàng Nhà nước không thúc ép thì chúng tôi sẽ không thực hiện hành vi sai trái này...", bị cáo Danh nói.
Vì sao Phạm Công Danh ‘còng lưng’ trả nợ khổng lồ?
Phạm Công Danh dồn hết “vốn liếng” rồi vay lãi hàng chục nghìn tỷ đồng với lãi xuất “cắt cổ” để chăm sóc khách hàng.
Đoàn Nga