Nguyên nhân và triệu chứng
Những lỗi như sử dụng xe số tự động sai cách như chở nặng, thường xuyên di chuyển trên địa hình xấu, chuyển số khi xe đang đi ở tốc độ cao, chuyển số trước khi xe dừng hẳn, lái xe khi bình nhiên liệu thấp,... khiến động cơ bị quá nhiệt và gây khó chuyển số.
Chăm sóc bảo dưỡng đúng cách bộ phận |
Khi xe vận hành ở điều kiện khắc nghiệt liên tục, dầu hộp số trở nên cháy nóng, bị oxi hóa, đóng thành từng lớp vảy cặn bên trong hộp số gây mất dần tính nhờn. Bên cạnh đó, các bộ phận phụ như các chi tiết bên trong hộp số chịu nóng liên tục trở nên giòn dễ vỡ, làm rỉ dầu. Do vậy, tài xế cần kiểm tra dầu hộp số thường xuyên, dầu quá ít hoặc quá nhiều trong bình đều gây tổn hại hộp số.
Một số triệu chứng phổ biến như rò rỉ dầu hộp số, đèn động cơ bật sáng, xe có tiếng rít hoặc hiện tượng rung giật, tiếng kim loại va đập, hộp số phản ứng chậm, xe khó chuyển số... cho biết hộp số tự động đang gặp vấn đề.
Ngoài ra, một lỗi thường gặp nhất khiến hộp số bị hư hỏng là thay nhầm dầu hộp số, khiến hộp số bị "đột tử" giữa đường.
Cách chăm sóc bảo dưỡng
- Kiểm tra dầu hộp số định kỳ.
- Bảo dưỡng hệ thống làm mát của động cơ. Hệ thống làm mát của xe giúp ngăn động cơ quá nóng.
- Không chuyển số khi xe chưa dừng hẳn. Lái xe cần có thao tác chuyển số dứt khoát. Với xe số sàn, chỉ vào số khi đã cắt hết chân côn, hạn chế chuyển số tắt. Với xe số tự động, đừng bao giờ gạt cần về số lùi (R) hay Parking (P) khi xe chưa dừng hẳn lại. Không gạt cần về P khi đồng hồ chỉ vòng tua máy (rpm) còn cao hơn mức ga-lăng-ty.
- Để xe nóng lên trước khi lái. Luôn cho để động cơ ấm lên vài phút trước khi bắt đầu lái xe, đặc biệt là trong những tháng mùa đông và đối với xe máy dầu.
- Không lái xe bằng lốp dự phòng trong thời gian dài.
- Thay lọc dầu và lọc gió thường xuyên.
Theo Lao động
Giảm tốc độ khi lái xe số sàn: Nên đạp côn hay phanh trước?
Với xe số sàn, thao tác của chân ga, côn và phanh được kết hợp với nhau một cách chặt chẽ, nhịp nhàng. Vậy, khi muốn giảm tốc độ thì nên đạp côn hay phanh trước?