Giữ cho một chiếc xe luôn mới theo năm tháng là công việc khá khó khăn. Chúng ta thường lo lắng về những vết xước, vết lõm, màu sơn bị phai qua thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, chủ xe cũng cần phải để ý về vấn đề gỉ sét vỏ xe.

Mặc dù thường bị bỏ qua, nhưng gỉ sét là một vấn đề nghiêm trọng mà nếu không được sửa chữa kịp thời, nó có thể ảnh lớn tới chiếc xe chứ không chỉ với mỗi lớp sơn. Bên cạnh việc làm cho ô tô trở nên cũ kỹ, điều này cũng làm giảm mức độ an toàn. Chủ xe thường có suy nghĩ rằng việc phần vỏ bị oxy hóa chỉ xảy ra ở những mẫu xe lâu năm. Tuy nhiên, có rất nhiều ô tô mới hơn cũng đã gặp phải vấn đề này.

Để làm rõ hơn, vết gỉ sẽ xảy ra khi oxy và độ ẩm kết hợp với thép. Và sự thật phần vỏ xe thường được làm bằng thứ kim loại này. Cho nên việc xe bị gỉ là điều không thể tránh khỏi.

Nhưng gỉ sét không phải là dấu chấm hết cho tuổi thọ chiếc xe của bạn. Đó là lý do tại sao chúng ta đã tìm ra được cách an toàn để có thể loại bỏ vết gỉ khỏi ô tô của mình. Dưới đây là những bước quan trọng để thực hiện nó.

Cần phải biết loại gỉ sét mà chúng ta đang đối mặt

Bí kíp giúp tự sửa chữa vỏ xe gỉ sét ảnh 1

Trước khi bắt đầu nghĩ cách khắc phục vết gỉ, điều rất quan trọng là kiểm tra xem xe có bị ăn mòn không và nếu phát hiện ra một số vết bẩn, hãy cẩn trọng suy nghĩ. Trước hết, bạn cần lưu ý rằng có rất nhiều loại thép. Một số loại thép ăn mòn nhanh hơn các loại khác. Thứ hai, gỉ sét có thể được gây ra bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như băng và muối mùa đông.

Gỉ được phân loại theo ba mức độ nghiêm trọng: gỉ bề mặt, gỉ đóng cặn và gỉ sét xuyên sâu. Dựa trên tình trạng của xe, chủ sỡ hữu mới có thể quyết định cách thức chống gỉ tốt nhất.

Gỉ sét bề mặt hình thành trên lớp trên cùng của xe và được nhận biết bằng các vết nứt trên lớp sơn.

Gỉ vảy đóng cặn xảy ra khi bề mặt xe có dấu hiệu xuống cấp mạnh hơn. Một dấu hiệu phổ biến của tình trạng này là sự sủi bọt của lớp sơn trên cùng. Rỉ sét bề mặt và kết tủa có thể được sửa chữa mà không cần hàn.

Gỉ xuyên sâu là nặng nhất. Ở giai đoạn này, vết gỉ đã ăn mòn và gần như đục thủng lớp vỏ.

Tuy nhiên cần nhắc lại rằng hầu hết các phương tiện giao thông ngày nay đều được chế tạo bằng thép mạ kẽm, có đặc tính chống ăn mòn rất tốt.

Đảm bảo an toàn lao động và chuẩn bị những dụng cụ phù hợp

Bí kíp giúp tự sửa chữa vỏ xe gỉ sét ảnh 2

Điều quan trọng là chủ xe phải giữ an toàn cho bản thân khi làm việc xung quanh máy móc, đặc biệt nếu nó liên quan đến gỉ sét. Và để đảm bảo an toàn, chúng ta cần bảo vệ bàn tay và cánh tay của mình bằng găng tay thợ máy và áo sơ mi dài tay. Bạn cũng nên mang theo mặt nạ phòng độc. Điều này sẽ giúp chủ xe không hít phải bất kỳ loại khói nguy hiểm nào. Cuối cùng, trang bị kính an toàn để bảo vệ đôi mắt.

Về các dụng cụ cần thiết, cần phải có dầu chống gỉ, một vài miếng vải sợi nhỏ, lớp sơn bóng, sơn mài, sơn lót epoxy, sáp, dụng cụ cạo tay, băng keo, chất đánh bóng và giấy nhám phù hợp (bạn có thể chọn loại giấy 40, 200 và 1000). Tốt hơn hết nên có thêm máy chà nhám và máy đánh bóng để tiết kiệm thời gian hơn.

Tuy nhiên, nếu ô tô của bạn bị gỉ sâu và diện tích bề mặt khá lớn, có thể bạn sẽ cần một công cụ để mài.

Gỉ sét có thể được ngăn chặn bằng cách thực hiện đúng theo các bước sau

Bí kíp giúp tự sửa chữa vỏ xe gỉ sét ảnh 3

Sau khi đã đánh giá vết gỉ sét và có thiết bị phù hợp, đây là các bước chi tiết để sửa chữa vết gỉ sét trên ô tô.

Đầu tiên chúng ta cần phải dọn dẹp vết gỉ. Phải rửa kỹ khu vực bị gỉ, đảm bảo nó không còn các mảnh vụn. Sau đó, dùng khăn vải để lau khô cẩn thận rồi sử dụng băng keo để đánh dấu khu vực cần sửa chữa.

Dùng dụng cụ cạo tay để loại bỏ các vụn sơn ở trên và xung quanh khu vực được đánh dấu để lộ vết rỉ sét bên dưới. Sau đó, chà nhám bề mặt rỉ sét của ô tô bằng giấy nhám 40. Chuyển sang loại giấy có độ nhám cao hơn chẳng hạn như 200 để chà các cạnh xung quanh khu vực đã đánh dấu, sau đó tiếp tục chà nhám đến lúc bề mặt thật mịn.

Sử dụng một miếng vải sợi nhỏ ướt, lau sạch cặn giấy nhám rồi lau khô để giữ cho vết gỉ khô ráo và sẵn sàng cho bước tiếp theo.

Bôi dầu chống gỉ lên và để yên trong vài phút. Để cẩn thận hơn, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của loại dầu này. Sau đó, phủ lớp sơn lót epoxy lên bề mặt, đợi cho khô hoàn toàn.

Tiếp theo, dùng giấy nhám 1000 để chà khu vực này trong khoảng 5 phút rồi rửa bằng nước sạch.

Sau khi bề mặt khô, tiếp tục sử dụng sơn lót và để khô. Tiếp theo là quá trình chà nhám, ở công đoạn này bạn nên sử dụng giấy nhám 320. Điều này sẽ làm cho bề mặt trông đồng đều hơn.

Dùng sơn đúng màu xe theo chỉ dẫn, để khô hoàn toàn trước khi bạn có thể dùng sơn bóng cho vết gỉ.

Đánh bóng rồi dùng sáp chống gỉ là bước cuối cùng giúp khôi phục độ sáng bóng cho lớp sơn xe ô tô của bạn. Đánh bóng bằng miếng đánh bóng hoặc máy đánh bóng và bôi sáp sau đó. Như vậy lớp gỉ sét đã được khắc phục.

Theo Tiền Phong

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Ô tô không đi trong thời gian giãn cách, chủ xe nên làm gì để bảo quản tốt?

Ô tô không đi trong thời gian giãn cách, chủ xe nên làm gì để bảo quản tốt?

Việc không sử dụng đến trong hàng chục ngày có thể khiến ô tô phát sinh vấn đề, do đó trước khi "đóng băng" phương tiện thì chủ xe nên thực hiện một số bước để bảo quản trong quá trình giãn cách.