Hỗ trợ giữ làn đường là gì?
Hầu hết xe ô tô mới đều có một số loại công nghệ giữ làn đường, nhưng nó là gì và nó hoạt động như thế nào?
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường (LKAS) chỉ là một trong số rất nhiều tính năng an toàn được trang bị trên các xe ô tô mới ngày nay, chức năng chính của công nghệ này là giữ cho người sử dụng an toàn trên đường cao tốc và đường hai chiều bằng cách trợ giúp nếu lái xe đi chệch làn đường ngoài ý muốn.
Hệ thống cảnh báo người lái xe bằng tín hiệu trực quan, âm thanh hoặc rung động khi xe bắt đầu băng qua vạch trắng mà không có dấu hiệu thường được gọi là hệ thống “cảnh báo chệch làn đường” (LDWS). Không chỉ cảnh báo, công nghệ hỗ trợ giữ làn đường còn có thể thực sự điều khiển chiếc xe lùi vào giữa làn đường đang chạy.
Bắt buộc từ 2022, điều cần biết về tính năng giữ làn đường trên ô tô |
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường thuộc cấp độ hai trong số các cấp độ tự chủ của xe do Hiệp hội Kỹ sư Ô tô (SAE) đặt ra vì chúng cung cấp tính năng “tự động hóa một phần khi lái xe” bằng cách thực sự thay đổi hướng đi của xe. Công nghệ này được phát triển để giảm các trường hợp lỗi của con người khi lái xe trên nhiều làn đường tốc độ cao và nó sẽ trở thành bắt buộc trên các xe ô tô mới từ năm 2022.
Lịch sử của hệ thống hỗ trợ giữ làn đường
Công nghệ cảnh báo chệch làn đường lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2000 trên xe tải Mercedes Acrtos ở châu Âu để cảnh báo người lái xe tải nếu họ vô tình rời làn đường của mình. Nếu xe tải đang di chuyển khỏi làn đường đang đi mà không bật đèn báo thì hệ thống sẽ cảnh báo người lái xe bằng âm thanh và độ rung để bắt chước cảm giác lái xe trên gờ giảm tốc.
Vào đầu những năm 2000, Nissan và Toyota đã giới thiệu tính năng hỗ trợ giữ làn đường của riêng mình trên các phương tiện chở khách được bán ở Nhật Bản. Kể từ đó, công nghệ giữ làn đường cũng dần xuất hiện trên nhiều sản phẩm của Honda, Mercedes, Volkswagen Group và Ford trên toàn thế giới.
Hỗ trợ giữ làn đường hoạt động như thế nào?
Công nghệ này có sự khác biệt một chút giữa các nhà sản xuất, nhưng cơ bản chúng thường hoạt động bằng cách sử dụng camera gắn phía sau gương chiếu hậu để xem vạch kẻ đường. Nếu xác định vị trí của xe đang di chuyển ra khỏi làn đường của mình mà không sử dụng chỉ báo, hệ thống sẽ phát đi cảnh báo.
Một số hệ thống cảnh báo người lái bằng cách rung vô lăng hoặc hai bên ghế lái, trong khi một số khác cảnh báo bằng hình ảnh trên bảng điều khiển và âm thanh để thu hút sự chú ý của lái xe. Cảnh báo sẽ dừng nếu chỉ báo được bật lên hoặc nếu người lái xe điều chỉnh hướng đi của ô tô bằng tay lái.
Nếu người lái xe không có phản ứng thì tính năng hỗ trợ chệch làn đường có thể tự động điều chỉnh tay lái hoặc phanh để điều hướng lại đường đi của xe. Hỗ trợ giữ làn đường được thiết kế để lái xe trên cao tốc, do đó hệ thống sẽ kích hoạt khi xe di chuyển trên 40 dặm/giờ.
Các vấn đề với tính năng hỗ trợ giữ làn đường
Hệ thống hỗ trợ giữ làn đường có thể đem đến trải nghiệm không mượt mà khi chúng kích hoạt tùy chỉnh phanh hoặc kéo mạnh vô lăng. Chúng cũng có thể bị thay đổi khi tài xế bẻ tay lái chống lại sự điều chỉnh, nhưng ở hầu hết các phương tiện, tính năng này có thể trở nên kém nhạy hoặc bị vô hiệu quá nếu bị phản ứng thô bạo theo cách này. Nó thường sẽ tự động được bật lại sau khi xe tắt và khởi động trở lại.
Trong trường hợp di chuyển trên những cung đường hẹp hoặc ngoằn ngoèo, đôi khi người lái xe không thể tránh khỏi việc vượt qua vạch kẻ làn đường mà không bật tín hiệu chỉ dẫn. Ví dụ như khi bạn muốn nhường đường hoặc vượt lên một chiếc xe cùng chiều, hoặc đơn giản là tránh một ổ gà. Những trường hợp như vậy rất dễ kích hoạt tính năng hỗ trợ giữ làn đường, khi đó các biện pháp can thiệp của hệ thống có thể gây cảm giác khó chịu cho người lái xe.
Quân Hiếu (Theo Autoexpress)
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tranh cãi gay gắt chuyện thay nhớt định kỳ mốc 5.000 km
Góc nhìn "thay nhớt ô tô định kỳ mỗi 5.000 km chỉ là ném tiền cho dịch vụ" được VietNamNet đăng tải đã nhận được nhiều phản hồi tranh cãi trái chiều từ bạn đọc.