Thị trường ô tô Việt Nam đang đón nhận làn sóng xe mới đổ về sau những tháng đầu năm “im ắng”, chủ yếu là xe nhập khẩu. Đáng chú ý, trong Quý II này, phân khúc xe 7 chỗ bất ngờ gia tăng với những cái tên như Mitsubishi Xpander Cross, Suzuki XL7, Honda BR-V.

Trước đó, cùng phân khúc này, mini SUV Toyota Rush ra mắt tháng 9/2018 với giá bán 668 triệu và sau đó suốt hơn 1 năm không có đối thủ.

Tuy nhiên, hai mẫu mới giá rẻ hơn hẳn gồm Suzuki XL7 đã chốt giá bán 589 triệu đồng, rẻ hơn 79 triệu và Honda BR-V nhập khẩu Thái Lan đang được dự đoán có giá vào khoảng 650 triệu đồng, rẻ hơn 18 triệu so với Toyota Rush  chắc chắn sẽ tạo nên một cuộc ganh đua mạnh mẽ.

Vậy, trong 3 mẫu trên, sự hơn kém nhau nằm ở những điểm nào?

{keywords}
Phân khúc mini SUV 7 chỗ đang hình thành cuộc đua mới ở Việt Nam

Kích thước và kiểu dáng

Trong 3 mẫu xe, Toyota Rush là chiếc xe có phong thái SUV hơn hai đối thủ Suzuki XL7 và Honda BR-V, nhờ khoảng sáng gầm cao hơn, tới 220 mm, trong khi hai mẫu xe còn lại thấp hơn, chỉ ở mức 200 mm.

Tiền thân của Toyota Rush chính là mẫu Daihatsu Terios, vốn được biết đến là dòng SUV nhỏ gầm cao bền bỉ. Ở hai mẫu xe còn lại, nhà sản xuất mới chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, hướng đến thị trường ASEAN.

{keywords}
Toyota Rush

Để phân biệt rõ với dòng mini MPV, Toyota Rush, Suzuki XL7 hay Honda BR-V đều được nhà sản xuất nâng cấp ở các điểm nhấn như gầm cao, mâm bánh xe bọc ốp nhựa, đầu trước và sau hầm hố hơn.

{keywords}
 Honda BR-V

Honda BR-V sở hữu chiều dài thân xe lớn nhất (4.456 mm) nhưng xét về trục dài cơ sở lại ngắn nhất trong 3 mẫu xe. Suzuki XL7 có trục cơ sở dài lên tới 2.740 mm, hơn hai mẫu xe còn lại từ 55 đến 78 mm, đồng thời có chiều cao lớn nhất, nhờ đó khoang hành khách sẽ thoải mái hơn hẳn.

{keywords}
Suzuki Xl7

Cả 3 mẫu xe đều trang bị đèn LED trước và sau, không chỉ giúp thiết kế “ngầu” đầy chất công nghệ mà còn phù hợp với biện pháp tinh giản không gian trên những mẫu xe nhỏ như mini SUV.

Trang bị nội thất tiện nghi

Ở dòng mini SUV, trang bị nội thất ảnh hưởng lớn đến quyết định của người mua. Nhà sản xuất đều cố gắng tinh chỉnh bệ trung tâm ở mức gọn gàng nhất so với các dòng SUV cỡ lớn, vì thế các cửa gió điều hòa hay hệ thống phím bấm đều nhỏ.

{keywords}
Nội thất Toyota Rush

Tuy nhiên, khác với hai mẫu xe đối thủ, Toyota Rush lại hơi rườm rà ở bệ trung tâm bởi vẫn áp dụng hệ thống giải trí đầu đĩa DVD. 

Ở Suzuki XL7 và Honda HR-V, vị trí này gọn nhờ hệ thống giải trí không dùng đầu đĩa mà sử dụng các chuẩn kết nối mới. Trong đó trên chiếc Suzuki XL7 sở hữu màn hình lớn nhất, lên tới 10 inch. Dù kém hơn với màn hình 7 inch nhưng âm thanh trên Toyota Rush có tới 8 loa, thay vì 6 và 4 loa của Suzuki và Honda.

{keywords}
Nội thất Honda BR-V

Ngoại trừ Honda BR-V sử dụng vật liệu ghế bọc da, hai đối thủ còn lại đều dùng nỉ.Suzuki XL7 nhỉnh hơn Toyota một chút với kiểu ghế nỉ pha da. Các hàng ghế trên cả 3 xe đều điều chỉnh bằng tay, hàng ghế 2 và 3 sử dụng cơ cấu gập linh hoạt nhằm tối ưu hóa khi trở hàng. Riêng hàng ghế thứ hai trên Suzuki XL7 có thêm tựa tay,

{keywords}
Nội thất Suzuki Xl7 

Trang bị tiện nghi trên cả 3 xe khá thức thời với đủ khởi động nút bấm, cửa kính chỉnh điện, điều hòa tự động có cửa gió cho hàng ghế thứ hai.

{keywords}

Động cơ và vận hành

Điểm chung trên 3 mẫu xe Toyota Rush, Suzuki XL-7 và Honda BR-V đó chính là đều trang bị động cơ 1.5L, giúp giảm thuế tiêu thụ đặc biệt hơn so với những dòng xe SUV lớn dung tích từ 2.0L. Đó cũng là lý do giúp dòng mini SUV có giá chênh không quá nhiều so với dòng mini MPV.

 {keywords}

Có sức mạnh ổn nhất trong 3 mẫu xe, Honda BR-V dù chưa chính thức bán ra thị trường nhưng đang gây được sự chú ý. Động cơ trên Honda BR-V sản sinh công suất cực đại 117 mã lực khi kết hợp với hộp số CVT. Trong khi đó, Toyota Rush và Suzuki XL7 khá tương đồng nhau khi cùng dùng hộp số 4AT với công suất cực đại 102 và 103 mã lực.

Ngoại trừ Toyota Rush sử dụng hệ dẫn động cầu sau, hai đối thủ còn lại đều dẫn động cầu trước. Kết hợp với khoảng sáng gầm lớn, kiểu thiết kế này giúp Toyota Rush thuận lợi hơn khi di chuyển đường xấu, đèo núi. Bù lại, Honda BR-V được đánh giá chạy phố khá nhàn với kiểu đuôi và gầm thấp, dùng hộp số CVT.

Mức độ an toàn

So về an toàn, cả ba mẫu xe đều khá tương đồng nhau khi cùng sở hữu những trang bị mới, thức thời. Nhưng Toyota Rush tỏ ra nhỉnh hơn khi vẫn áp dụng phanh khẩn cấp bên cạnh bộ đôi phanh ABS và EBD, đồng thời xe có tới 6 túi khí, trong khi hai đối thủ còn lại ít hơn (Honda BR-V dùng 4 túi khí, Suzuki XL7 có 2 túi khí).

{keywords}

Hai trang bị rất đáng tiền là khởi hành ngang dốc và cân bằng điện tử đều xuất hiện trên Toyota Rush, Suzuki XL-7 và Honda BR-V, phù hợp nhu cầu đi xa, đi đường đồi núi.

Đánh giá chung

Có thể nói, với dòng mini SUV, phần lớn khách hàng sẽ chọn vì mục đích sử dụng thiết thực thay vì cảm giác lái như đối với dân chơi xe dã chiến. Do đó, giá và tiết kiệm nhiên liệu là 2 ưu tiên hàng đầu.

Vì vậy lợi thế này đang thuộc về Suzuki XL7 với giá chưa lăn bánh chỉ 589 triệu đồng. Toyota Rush và Honda BR-V có lợi thế về thương hiệu cùng hệ thống đại lý phong phú hơn, dù giá đắt hơn trên 50 triệu đồng.

Tuy vậy, Toyota Rush và Suzuki XL7 có ưu điểm là ra mắt thị trường và có trải nghiệm thực tế từ khách hàng, trong khi Honda BR-V vẫn đang là 1 ẩn số.  Dù vậy, hai mẫu trước đó HR-V và CR-V đã gặt hái ít nhiều thành công nên có thể BR-V cũng không ngoại lệ.

{keywords}
Hai hàng ghế sau trên Suzuki XL7 
{keywords}
Hai hàng ghế sau trên Honda BR-V
{keywords}
Hai hàng ghế sau trên Toyota Rush
{keywords}
 Toyota Rush
{keywords}
Honda BR-V
{keywords}
Suzuki XL7

Đình Quý

 Trân trọng mời bạn đọc đóng góp ý kiến, gửi tin bài, video cộng tác về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!

So sánh Mitsubishi Xpander và Toyota Rush: Đẹp ngoài hay thực dụng

So sánh Mitsubishi Xpander và Toyota Rush: Đẹp ngoài hay thực dụng

Mitsubishi Xpander và Toyota Rush được kỳ vọng sẽ mang lại làn gió mới trong phân khúc xe 7 chỗ tại thị trường Việt Nam.