Sau khi Trường Hải ô tô được cho phép gia hạn 1200 tỷ đồng tiền thuế nhập khẩu, từ đầu tháng 7 đến nay các công ty ô tô khác đã đồng loạt làm đơn gửi Thủ tướng Chính phủ với cùng nguyện vọng.

Mỗi lần nhận được đơn, Văn phòng Chính phủ lại phải làm phiếu chuyển gửi Bộ Tài chính “xem xét, xử lý theo quy định”. Theo thông tin riêng, ít nhất cũng có 6 doanh nghiệp đứng đơn, gồm: Cty CP ô tô Xuân Kiên Vinaxuki, Cty CP Tập đoàn Thành Công, Cty CP ô tô TMT, Cty TNHH Hoàng Trà, Cty TNHH ô tô Đông Phương, và mới nhất, như VEAM.

“Phong trào” này có thể nói bắt nguồn từ sự việc Cty CP ô tô Trường Hải được gia hạn thế 1200 tỷ đồng mà PLVN đã đưa. Theo đó, trước tình hình được mô tả là khó khăn đặc biệt, Cty CP ô tô Trường Hải đã xin Chính phủ cho phép 4 công ty thành viên do Trường Hải là chủ đầu tư được gia hạn nộp thuế nhập khẩu trong 1 (một) năm, số tiền khoảng 1.214 tỷ đồng (một nghìn hai trăm mười bốn tỷ đồng), kể từ ngày 1/7 năm nay đến ngày 30/6/2014. Đề xuất của Trường Hải sau đó đã được Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đồng ý và giao Bộ Tài chính xử lý cụ thể.

{keywords}

Đơn cử như trường hợp của VEAM (Nhà máy ô tô thuộc Tcty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam). Doanh nghiệp này cũng viện dẫn rằng, đã gặp rất nhiều khó khăn ngay từ khi mới hoạt động vì ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới, sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Lý do này gần như y chang với lý do mà Trường Hải và phía tỉnh Quảng Nam đã đưa ra trước đó.

Trong khi Trường Hải thẳng thắn cho biết đang tồn lượng hàng lên đến hơn 3.300 tỷ đồng và hiện nợ các tổ chức tín dụng khoảng 5.600 tỷ đồng, thì về phía mình, VEAM không nói con số cũng thể nhưng cũng thừa nhận rằng hiện đang tồn kho “một lượng lớn” sản phẩm xe tải trung và tải nặng mang thương hiệu MAZ.

Cũng như vậy, nếu Trường Hải bày tỏ cần vốn để tiếp tục đầu tư phát triển Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất và chế tạo động cơ ô tô Chu Lai - Trường Hải - một dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý được hưởng chính sách hỗ trợ theo cơ chế đối với phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, thì đến lượt mình, VEAM cũng muốn thuyết phục bằng những lý không thua kém.

Theo đó, doanh nghiệp đang “tiếp tục từng bước hoàn thành nhiệm vụ của một trong 4 đơn vị được Chính phủ giao trọng trách phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam”. VEAM cũng hứa, sẽ sử dụng số tiền được gia hạn nộp thuế này để đẩy mạnh đầu tư vào dây chuyền dập cabin tại nhà máy nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm…

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai trường hợp, đó là số tiền. Trong khi Trường Hải xin và đã được gia hạn hơn 1200 tỷ đồng thì con số này đối với VEAM chưa bằng 1/6, khoảng 180 tỷ đồng. Doanh nghiệp xin gia hạn thời gian nộp các khoản thuế nhập khẩu linh kiện, vật tư ô tô phục vụ cho sản xuất, lắp ráp từ ngày 01/7 năm nay đến hết ngày 31/12/2014.

Như đã nói ở trên, Văn phòng Chính phủ đã chuyển tất cả đơn thư xin gia hạn thuế của các công ty ô tô đến Bộ Tài chính “xem xét, xử lý theo quy định”. Chưa biết nguyện vọng của VEAM cũng như của các công ty ô tô khác có tìm được sự đồng thuận của này hay không. Nhưng theo bình luận của một luật sư, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước pháp luật, như vậy, nếu một doanh nghiệp đã được áp dụng gia hạn thuế thì các cơ hội cũng chia đều cho các doanh nghiệp khác.

Theo Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn, người nộp thuế có quyền được gia hạn nộp thuế, tiền phạt còn nợ nếu không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp “khó khăn đặc biệt”. Thẩm quyền gia hạn do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Tài chính. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế cũng cho phép Chính phủ gia hạn nộp thuế trong trường hợp việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu NSNN đã được Quốc hội quyết định.

(Theo PLVN)