Lãi suất giảm mạnh, DN sẽ tiếp cận vốn dễ hơn. Nhưngtất cả sẽ trở nên vô nghĩa nếu nợ xấu đột ngột tăng lên khi áp dụng các quy định mới.
Xử lý nợ xấu: Không đồng thuận, báo trước thất bại
Doanh nghiệp 'thở phào' vì được hoãn chuyển nhóm nợ xấu
Lo nợ xấu chặn vốn
Trong buổi làm việc mới đây với Ngân hàng Nhà nước (NHNN), lãnh đạo tỉnh An Giang trong bài phát biểu của mình đã chuyển tới Thống đốc Nguyễn Văn Bình một loạt kiến nghị tháo gỡ chính sách tiền tệ. Một nội dung thời sự và quan trọng là xem xét chưa áp dụng các quy định mới về phân loại nợ theo hướng chặt chẽ hơn trong Thông tư 02/2013/TT-NHNN để giúp các DN có điều kiện tiếp cận vốn. Bởi nếu áp dụng quy định này đúng thời hạn vào 1/6/2013 thì các DN sẽ bị ngân hàng cắt vốn do tỷ lệ nợ xấu tăng lên.
Lãnh đạo tỉnh cũng Long An bày tỏ, nếu ngày 1/6/2013, Thông tư 02 cóhiệu lực, nợ được cơ cấu của DN sẽ bị chuyển sang nhóm nợ xấu. Điều này sẽ khiến các DN càng khó khăn hơn và có thể đi đến phá sản. Vì thế, cần gia hạn thời hạn hiệu lực của Quyết định 780 về cơ cấu lại nợ hoặc hoãn áp dụng Thông tư 02 cho NHTM để cứu DN.
Theo các DN, Quyết định 780 về gia hạn và cơ cấu nợ bị chấm dứt và thay vào đó là những quy định mới về phân loại nợ. Bởi vì, dù lãi suất hạ nhưng DN vẫn không vay được vốn do nợ xấu tăng cao theo quy định mới. Thông tư 02 thực thi sẽ thành một rào cản trong tiếp cận vốn cho DN trong thời điểm này.
Ông Trần Lục Lang, Phó Tổng giám đốc BIDV cho biết, Thông tư 02 tiếp cận các tiêu chuẩn quốc tế là điều các ngân hàng rất mong vì giúp ngân hàng an toàn và minhbạch hơn. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng rất lớn đến DN. Khi áp dụng các quy định mới với tiêu chuẩn cao hơn sẽ khiến nợ của DN sẽ thay đổi theo hướng bất lợi, DN bị tính thêm chi phí đánh giá tài sản.
“Một DN thường vay vốn nhiều ngân hàng, nếu một ngân hàng đánh giá khoản nợ thuộc nhóm xấu thì các ngân hàng cũng phải đánh giá tương đương. Điều này khiến DN rất khó để vay vốn”.
Đại diện Vietcombank cho biết, nếu áp dụng các quy định mới sẽ khiến sẽ khiến nợ xấu của ngân hàng tăng lên, chi phí dự phòng tăng lên. Điều đáng lo hơn, là điều này sẽ khiến nợ xấu DN tăng lên ngay lập tức và đồng loạt các ngân hàng sẽ từ chối cho vay. DN sẽ chết.
“Trong lúc DN khó khăn, nền kinh tế khó khăn, nếu áp dụng cứng nhắc chẳng khác nào đổ thêm khó khăn xuống DN. Vì thế, đa số khách hàng đều muốn tạm hoãn thực thi các quy định này trong một thời gian phù hợp với thực tế và coi đó như bước chuẩn bị đầy đủ hơn”,
Ông Nguyễn Đức Hưởng – Phó Chủ tịch Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt cảnh báo, nếu áp dụng các quy định này sẽ có hàng loạt nông dân mất nhà, ra đứng đường. Vì rất nhiều nông dân thủy sản, chăn nuôi thất bát và thua lỗ trong mấy năm qua, nợ ngân hàng lớn. Theo quy định mới thì họ hết đường vay vốn tái sản xuất và bị siết nợ.
Theo ông Hưởng, các ngân hàng đang cố gắng hạ lãi suất. Nhưng nếu áp dụng 02 thì chi phí ngân hàng sẽ lập tức tăng lên. Như vậy không chỉ có nợ xấu tăng khó tiếp cận vốn, mà các DN khác cũng khó vay vốn do lãi suất tăng cao. Vì thế cần xem xét lại thời điểm áp dụng, tránh “lợi bất cập hại”.
Không từ bỏ mục tiêu
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lo ngại, nếu theo đúng dự kiến thì 3 tuần nữa sẽ thời điểm có rất nhiều biến động khi nợ xấu ngân hàng nhiều hơn, DN cũng nợ xấu nhiều hơn. Trong hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn, đây là điều phải cân nhắc,theo yêu cầu thực tế”.
“Lúc này mà cứ bám theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp.Tuy nhiên, Thông tư 02 những tiêu chuẩn chúng ta phải hướng tới. Vì thế, phải có thời hạn và lộ trình tiến tới thực hiện, không thể tạo tâm lý ỉ lại, dừng là dừng mãi”.
Trong khi đó, việc áp dụng các quy định mới và thời điểm này lại khiến chính ông Cao Sỹ Kiêm hoang mang. Nợ xấu của ngân hàng là nằm ở trong DN. Hiện nay, kinh tế khó khăn, sản xuất suy giảm… Nếu áp dụng các quy định mới chẳng khác nào dồn DNvào thế bí.
Trước đây, chúng ta đã có quyết định 780 về cơ cấu lại nợ, giúp cho DN vượt qua giaiđoạn khó khăn. Nếu áp dụng 02 thì những kết quả có được lại coi như bị xóa sạch. Vì thế, cần linh hoạt để gỡ khó cho DN và ngân hàng và nền kinh tế. Tuy nhiên, việc hoãn thực thi chỉ trong giai đoạn ngắn, bởi vì các quy định theo tiêu chuẩn quốc tế không thể không thực hiện.
Trong khi đó, Theo chuyên gia tài chính Nguyễn Chí Hiếu, thực thi các chuẩn mực quốc tế là uy tín của hệ thống ngân hàng Việt Nam, không có gì có thể đánh đổi. Vì thế, không thể từ bỏ mục tiêu này và cần có một lộ trình để cả ngân hàng và DN cùng nhìn về một hướng để giải quyết.
Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy, nếu khi DN đang khó khăn mà cứ cứng nhắc bóp nghẹt DN có tiềm năng thì DN sẽ tắc thở luôn. Vì thế, cả ngân hàng và DN cần phải tháo gỡ phù hợp với thực tế của nền kinh tế.
Trong khi đó, theo chuyên gia từ NHNN, đã có rất nhiều ý kiến về việc hoãn 02. Quyết định cuối cùng về việc hoàn hay lùi thời điểm thực hiện một số chỉ tiêu sẽ phải tính toán kỹ. Tuy nhiên, , Ngân hàng Nhà nước vẫn yêu cầu các tổ chức tín dụng áp dụng thông tư để nhận diện đúng hơn về con số thực, bản chất nợ xấu; đểcác ngân hàng biết rõ sức khỏe của mình để có giải pháp khắc phục, đồng thờicũng phân biệt rõ giữa tổ chức tốt - xấu để cơ quan quản lý có biện pháp xử lý.
NHNN cũng cảnh báo, việc giãn nợ trước đây hay trì hoãn Thông tư 02 chỉ có ý nghĩa tạm thời. Nếu DN và NH không cải thiện được tình hình thì khi hết gia hạn, cơ cấunợ xấu lai quay về bản chất xấu. Vì thế, mục tiêu cao nhất vẫn là phải thực thi các biện pháp, theo các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế để chấn chỉnh các hoạt động ngân hàng ngày càng chất lượng và minh bạch theo tinh thần tái cơ.
Ngọc Sơn