- NHNN khẳng định, cho rằng chủ trương tạm xuất, tái nhập vàng là nhằm hợp pháp hóa vàng nhập lậu là hoàn toàn không có căn cứ, cố ý bóp méo chính sách của Nhà nước.
Trước thanh tra: Điểm lại chính sách vàng miếng
Báo động chất lượng vàng nữ trang
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an phối hợp xử lý thông tin về khả năng có trục lợi chính sách để “rửa” vàng nhập lậu..
Ngày 24/4, Ngân hàng Nhà nước đã có Công văn số 2842/NHNN-QLNH gửi Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, “về việc báo Thanh Niên đăng tin sai lệch về chính sách quản lý thị trường vàng”. Công văn trên cho biết, ngày 24/4/2013, báo Thanh Niên có đăng bài báo “Từ thống kê về Việt Nam của Hiệp hội Vàng Thế giới: “Rửa” vàng bằng cơ chế?”. Bài báo dẫn số liệu của “Hiệp hội Vàng Thế giới” về tổng nhu cầu vàng của Việt Nam trong hai năm 2011 và 2012 để phân tích và đưa ra nhận định “hàng tỷ USD nhập lậu vàng” và “các chính sách xuất - nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam” và “hợp pháp hóa vàng lậu”.
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã chính thức có ý kiến.Vừa qua có thông tin cho rằng “các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để “rửa” số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam” và “hợp pháp hóa vàng lậu”.Về vấn đề này, NHNN cho biết, hàng năm, Hội đồng Vàng Thế giới tổ chức các cuộc khảo sát tại các quốc gia để gặp gỡ các DN kinh doanh vàng, các chuyên gia để trao đổi, đưa ra các nhận định về nhu cầu vàng của các quốc gia. Trên cơ sở đó, Hội đồng đưa ra con số ước tính về nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại các quốc gia, bao gồm nhu cầu vàng trang sức, nhu cầu vàng đầu tư.
Như vậy, số liệu về nhu cầu vàng của Việt Nam nêu trong báo cáo thường niên của Hội đồng Vàng Thế giới là con số dự tính nhu cầu vàng của Việt Nam; hoàn toàn không phải là số liệu về số lượng vàng nhập khẩu hàng năm của Việt Nam.
|
Do vậy, việc sử dụng số liệu về nhu cầu vàng năm 2011, 2012 của người tiêu dùng Việt Nam do Hội đồng Vàng Thế giới ước tính để cho rằng đây là số lượng vàng nhập lậu vào Việt Nam là sự nhầm lẫn nghiêm trọng, làm sai lệch bản chất của số liệu trích dẫn.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 3, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng đá quý kim loại quý đạt 492,8 triệu USD, bằng 1.237% tháng trước. Tính chung cả quý, kim ngạch đạt 654 triệu USD, bằng 422,3% cùng kỳ.
Giá trị nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 3 đạt 494,9 triệu USD, bằng 375,3% tháng 2. Tính chung cả quý, kim ngạch nhập khẩu đạt 636 triệu USD, bằng 788% cùng kỳ.
Báo cáo của Bộ Công Thương cũng xác nhận kim ngạch nhập khẩu vàng trong quý một tăng 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu gia tăng trong tháng ba.
Gần 2 năm qua, kể từ sau đợt sốt kỷ lục tháng 8/2011, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép nhập khẩu vàng miếng.
Theo số liệu của Hội đồng Vàng Thế giới, tiêu thụ vàng vật chất của người Việt Nam thuộc nhóm cao trên thế giới song đang có xu hướng giảm dần. Nếu như năm 2011, nhu cầu vàng vật chất tại Việt Nam ước khoảng 100,8 tấn, tương đương 5,2 tỷ USD thì đến 2012 chỉ còn 77 tấn, tương đương 4,13 tỷ USD. Nhu cầu nữ trang trong hai năm này lần lượt là 13 và 11 tấn.
PV