Nếu giá than bán cho ngành điện tăng sẽ dẫn đến giá điện tăng và giá các loại hàng hóa khác cũng sẽ tăng theo.
Các tin liên quan |
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa có đề nghị tăng giá bán than cho sản xuất điện. Lý do được tập đoàn này đưa ra là giá bán cho ngành điện hiện chỉ bằng khoảng 70% giá thành làm cho ngành than không có khả năng tái đầu tư và đời sống người lao động gặp khó khăn.
Hai lần đề xuất tăng giá than
Trước đây, Vinacomin cũng đã đề nghị Bộ Công Thương, Chính phủ cho phép điều chỉnh giá than theo lộ trình bảo đảm đến cuối quý I/2013, giá bán ngang bằng giá thành năm 2011 đã được kiểm toán; từ quý III/2013, giá bán sẽ bằng giá thành năm 2013, sau đó tiến tới theo giá thị trường như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, đề xuất này vẫn chưa được phê duyệt.
|
Đến năm 2013, lượng than bán cho ngành điện chiếm trên 30% tổng sản lượng và đang tăng cao (riêng quý I/2013, than bán cho ngành điện chiếm trên 50% sản lượng tiêu thụ trong nước). Ông Biên cho biết thêm trước năm 2011, khi giá than xuất khẩu cao, bù được cho bán than trong nước nhưng hiện nay, do suy giảm kinh tế toàn cầu, giá than xuất khẩu đã giảm mạnh (giảm khoảng 30% so với giá cuối năm 2011 - PV) cho nên than xuất khẩu hiện chỉ đủ bù đắp chi phí, một số loại có lãi nhưng không đáng kể. Đặc biệt, đến năm 2012, thị trường xuất khẩu than lại giảm sút.
Giá thành cao do năng suất thấp
Chia sẻ khó khăn với ngành than song Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ông Trần Viết Ngãi, cho rằng tỉ lệ cơ giới hóa của ngành than đang rất thấp (chỉ khoảng 2,8%), chủ yếu là đào thủ công dẫn đến năng suất lao động thấp, giá thành cao.Cần công khai lỗ - lãi
Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong cho rằng ngành than đang được Nhà nước độc quyền và quản lý giá. Chính cơ chế độc quyền tạo nên câu hỏi lớn về quản lý giá thành của than. “Trong bối cảnh Nhà nước sẽ hướng tới thị trường các loại giá, việc tăng giá than là cần thiết nhưng để tạo sự đồng thuận, bình đẳng và bảo đảm quyền lợi chung, chắc chắn ngành than phải giải trình. Giải trình này phải được kiểm toán để biết được mức độ đúng sai về giá cả, lỗ lãi, để từ đó có được giá bán rõ ràng hơn.
(Theo Người lao động)