Nợ công của 2 năm 2010 và 2011 tương đương 56,3% và 54,9% GDP, mức vẫn trong tầm kiểm soát.
Nợ công lên đến gần 1,4 triệu tỷ đồng
'Virus' nợ công lan đến nước Anh
Mỗi người Việt Nam 'gánh' bao nhiêu nợ công?
Nợ công trong 15 năm tới: Xu hướng tăng cao
'Virus' nợ công lan đến nước Anh
Mỗi người Việt Nam 'gánh' bao nhiêu nợ công?
Nợ công trong 15 năm tới: Xu hướng tăng cao
Đây là thông tin trong Bản tin số 1 về nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2011 do Bộ Tài chính công khai ngày 14/3.
Trong đó, nợ nước ngoài tương đương với 42,2% GDP năm 2010 và 41,5% GDP năm 2011. Dư nợ Chính phủ so với GDP là 44,6% GDP năm 2010 và 43,2% GDP năm 2011. Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách năm 2010 là 17,6% và năm 2011 là 15,6%.
Theo chỉ tiêu an toàn nợ công theo Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài giai đoạn 2011 - 2020 (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương), đến năm 2020 không quá 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ không quá 55% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể cho vay lại) so với tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm không quá 25% và nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia hàng năm dưới 25% giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Như vậy, theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), mức nợ công 54,9% GDP năm 2011 trong mức an toàn theo thông lệ quốc tế. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo đánh giá tháng 6 đầu năm 2012 cũng tính nợ công của Việt Nam chỉ ở mức 48,3% GDP vào cuối năm 2012 và 48,2% GDP vào năm 2013.
Mặt khác, thông lệ quốc tế đối với chỉ tiêu trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách dưới 35% được coi là an toàn. Trên thực tế, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với tổng thu ngân sách hàng năm từ 14% đến 16%. Con số này trong năm 2011 là 15,6%, đã thấp hơn so với năm trước đó là 17,6%.
Trong những năm tới, do nhu cầu đầu tư phát triển, trong đó có đầu tư cho cơ sở hạ tầng tiếp tục tăng lên, nợ công dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng nhưng mức tăng này đã được dự báo và được cụ thể hoá trong Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, theo đó dư nợ công tới năm 2015 không quá 65% GDP.
Cùng với đảm bảo quản lý nợ công theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Bộ Tài chính luôn đặt trọng tâm tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quản lý nợ công chặt chẽ, hiệu quả.
(Theo Chính phủ)