Một nhóm bạn trẻ tự nguyện hoạt động cứu hộ, nuôi dưỡng, chăm sóc chó, mèo bị bỏ rơi và sẵn sàng chuyển giao cho những người có nhu cầu nuôi dưỡng.
Mái ấm của chó, mèo
Một địa chỉ chuyển thu nhận và chăm sóc cho mèo do ba cô gái với tình yêu thương động vật, đã tập hợp các sinh viên cùng chung chí hướng lại và xây dựng nên. Đó là Ái My, cựu du học sinh, đó là Mẹ Mèo, hiện đang kinh doanh resort và một chị khác sống tại Hà Nội.
“Tụi em chỉ mới lập cơ sở này khoảng tháng 4-2012. Thời gian đầu, khi chưa có ngôi nhà nhỏ này, cũng gặp nhiều khó khăn. Cứu “các em” về, không có chỗ để nuôi dưỡng, cứ phải gửi tạm nhà người này, người kia, không thì các bạn thành viên tự giữ lấy. Ngặt nỗi, toàn sinh viên ở nhà thuê, chủ nhà khó chịu ra mặt nên cũng không duy trì được bao lâu. Tụi em phải thuê căn nhà này để “các em” có được cuộc sống thoải mái hơn”.
Chi phí thuê nhà, sinh hoạt và các dụng cụ cho tổ ấm, một tháng khoảng trên dưới 10 triệu đồng, do ba thành viên trụ cột bỏ tiền túi góp lại. Hiện có bốn bạn sinh viên ở đó, thay phiên nhau đi giải cứu chó, mèo, chăm sóc “các em” hằng ngày. Ngoài các bạn ở tại trụ sở, còn có các tình nguyện viên sẵn sàng ra tay giúp sức cứu chó, mèo, tạm nuôi dưỡng “các em” trong vài ngày trước khi đưa về tổ ấm.
Tùng, một thành viên của nhóm, đang sống tại trụ sở, tâm sự: “Thấy việc mình làm một số người dè bỉu, tỏ ý không thích. Câu cửa miệng mà cả nhóm thường nghe là “rảnh quá, người nghèo không giúp mà đi giúp chó, mèo…” khiến bản thân mình rất bối rối, hoang mang nhưng nghĩ lại sức nhỏ làm việc nhỏ, mình giúp đỡ các con vật vô gia cư, lang thang ngoài đường rồi bị tai nạn cũng thấy lòng vui hơn một chút”.
Một địa chỉ chuyển thu nhận và chăm sóc cho mèo do ba cô gái với tình yêu thương động vật, đã tập hợp các sinh viên cùng chung chí hướng lại và xây dựng nên. Đó là Ái My, cựu du học sinh, đó là Mẹ Mèo, hiện đang kinh doanh resort và một chị khác sống tại Hà Nội.
“Tụi em chỉ mới lập cơ sở này khoảng tháng 4-2012. Thời gian đầu, khi chưa có ngôi nhà nhỏ này, cũng gặp nhiều khó khăn. Cứu “các em” về, không có chỗ để nuôi dưỡng, cứ phải gửi tạm nhà người này, người kia, không thì các bạn thành viên tự giữ lấy. Ngặt nỗi, toàn sinh viên ở nhà thuê, chủ nhà khó chịu ra mặt nên cũng không duy trì được bao lâu. Tụi em phải thuê căn nhà này để “các em” có được cuộc sống thoải mái hơn”.
Chi phí thuê nhà, sinh hoạt và các dụng cụ cho tổ ấm, một tháng khoảng trên dưới 10 triệu đồng, do ba thành viên trụ cột bỏ tiền túi góp lại. Hiện có bốn bạn sinh viên ở đó, thay phiên nhau đi giải cứu chó, mèo, chăm sóc “các em” hằng ngày. Ngoài các bạn ở tại trụ sở, còn có các tình nguyện viên sẵn sàng ra tay giúp sức cứu chó, mèo, tạm nuôi dưỡng “các em” trong vài ngày trước khi đưa về tổ ấm.
Tùng, một thành viên của nhóm, đang sống tại trụ sở, tâm sự: “Thấy việc mình làm một số người dè bỉu, tỏ ý không thích. Câu cửa miệng mà cả nhóm thường nghe là “rảnh quá, người nghèo không giúp mà đi giúp chó, mèo…” khiến bản thân mình rất bối rối, hoang mang nhưng nghĩ lại sức nhỏ làm việc nhỏ, mình giúp đỡ các con vật vô gia cư, lang thang ngoài đường rồi bị tai nạn cũng thấy lòng vui hơn một chút”.
Sẵn sàng ứng cứu 24/24 giờ
Ngay trước khi tôi đến thăm tổ ấm, các bạn trong nhóm Tùng vừa cứu về bốn “em mèo” chưa dứt sữa bị nhà chủ vứt ra đường. Nickname là Nô, thành viên, cho biết mèo có chủ nhưng chủ không thích nuôi mèo con nên mới vứt ra đường. Nô bỏ chú mèo con xuống đất nhẹ nhàng, rồi nhanh tay chụp lấy một con khác, cố gắng đút bình sữa tí hon cho nó bú, quay qua nói cùng tôi: “Phải ép cho uống để có sức khỏe, ráng qua được hai tháng tuổi là coi như sống khỏe mạnh”. Trong ánh mắt Nô, vẻ tận tụy, dịu dàng thật dễ thương.
Đây cũng là hoàn cảnh của đa số “em” mèo được nhóm cứu về tổ ấm. Hằng ngày, các tình nguyện viên gần như phải bật điện thoại 24/24 giờ để khi có cuộc gọi thì lập tức lên đường, nếu không, họ thay nhau chăm sóc mèo tại tổ ấm. Nghe qua cứ tưởng chăm sóc mèo, chó là chuyện nhỏ nhưng mèo con cứ thoáng chút lại kêu gào đòi sữa, rồi có con bệnh quá không tự ăn uống được, các anh chị phải đút từng chút một. Phải lau dọn chuồng cho chúng, công việc cứ vậy mà luân phiên tất bật, gần như không có phút ngơi tay.
Chuyện nửa đêm hay gần sáng có bạn gọi điện thoại đến cần sự giúp đỡ không có gì là xa lạ với nhóm của Nô. Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần 2 giờ sáng, Nô và Tùng nghe báo tin ở xa lộ Hà Nội có một chú chó bị xe cán. Cả hai liền tức tốc chạy ra mang chó về chạy chữa. Nhưng các trạm thú y đều đóng cửa, Nô, Tùng và hai bạn gọi báo tin đành ngồi trước cửa một trạm thú y, ôm chú chó trong lòng. Mặc dù đã chữa trị nhưng do xương sườn bị gãy đâm vào phổi nên đến 2 giờ chiều hôm sau, chú chó qua đời trong sự áy náy của cả bốn bạn.
Hy sinh giờ học, thi và cả hẹn hò
Có lần đi cứu một chú chó con bị vất ở lề đường, trời mưa lất phất, Nô đã ẵm được con chó vào lòng nhưng nó cứ vùng vẫy, vụt chạy về một cái thùng carton gần đó. Nô đuổi theo mới biết trong đó còn có một con mèo con đang co ro vì lạnh, thì ra hai đứa sống chung với nhau ở đây. Về đến tổ ấm rồi, thỉnh thoảng mèo con vẫn lăng xăng chạy kiếm chó con để bầu bạn. Chỉ tiếc là chưa đầy một tháng sau, cả hai đều không qua khỏi… mèo con bị tiêu chảy, trong khi chó con dầm mưa lâu ngày thì bị viêm phổi rồi qua đời.
Nô ngậm ngùi: “Chó, mèo tụi em cứu về đa phần là có được những ngày cuối cùng của cuộc đời một chút ấm no, vui vẻ chứ hy vọng sống mong manh lắm. Một phần bị bỏ lang thang, dứt sữa mẹ sớm, cơ thể không có sức đề kháng, một phần đói rét nên 10 “em” cứu về sống được hai, ba “em” đã là một kỳ tích”. Có khi đang trong giờ học, nhận được tin kêu cứu, Nô và các bạn xin thầy cho nghỉ để đi công việc. Có lần Thắng đang đi chơi với người yêu thì nhận được tin, phải bảo người yêu đứng chờ một chút rồi chạy đi một nước. Hay tình nguyện viên tên An vì cứu mèo mà bỏ thi học kỳ, xong rồi vẫn cười rạng rỡ: “Bất quá thì thi lại chứ còn sinh mạng thì làm sao có lại?”.
(Theo PL TP.HCM)