Đã phát hiện khá nhiều trường hợp mượn thẻ BHYT của người khác để đi khám chữa bệnh, thậm chí có cả bác sĩ cấu kết với bệnh nhân hoặc tự ý lấy mã số thẻ BHYT của người dân lập hồ sơ, bệnh án để thanh toán tiền BHYT.

Theo các chuyên gia, hiện nay, nhiều người vì vô tình do không hiểu biết hoặc cố ý mượn thẻ BHYT của người khác để khám bệnh, chữa bệnh. Nhiều bác sĩ cấu kết với bệnh nhân hoặc tự ý lấy mã số thẻ BHYT của người dân lập hồ sơ, bệnh án để thanh toán tiền BHYT. Các hành động này đều gây phương hại đến quỹ BHYT, ảnh hưởng quyền lợi của người khác.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì người tham gia BHYT có nghĩa vụ: “Sử dụng thẻ BHYT đúng mục đích, không cho người khác mượn thẻ BHYT”.

{keywords}
Ảnh minh hoạ

Thông tin từ BHXH tỉnh Nghệ An cho hay, trong 6 tháng đầu năm 2018, BHXH tỉnh này phát hiện 57 trường hợp sử dụng thẻ BHYT của người khác; 21 trường hợp sử dụng chứng minh thư giả và 1 trường hợp sử dụng giấy chuyển tuyến giả của BVĐK TP. Vinh (giả con dấu và chữ ký).

Cùng với đó, Điều 65 Nghị định 76/2013/NĐ-CP có quy định: “2. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ BHYT hoặc sử dụng thẻ BHYT của người khác trong KCB theo 1 trong các mức: Từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ BHYT; Từ 1 - 2 triệu đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ BHYT.

Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hoàn trả số tiền đã được quỹ BHYTchi trả vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này; Buộc người sử dụng thẻ BHYT hoàn trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đã được quỹ BHYT chi trả vào tài khoản thu của quỹ BHYT đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi thẻ BHYT đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này”.

Đặc biệt, từ 1/1/2018, Bộ luật Hình sự sửa đổi chính thức có hiệu lực, trong đó quy định rõ tội gian lận BHYT có thể bị phạt tù.

“Như vậy, hành vi cho mượn hoặc mượn thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh là trái quy định của pháp luật”, vị chuyên gia trong lĩnh vực BHXH cho biết.

(Theo Tiền Phong)

Vì sao thẻ BHYT không ghi ngày hết hạn trên thẻ?

Vì sao thẻ BHYT không ghi ngày hết hạn trên thẻ?

Từ năm 2018, trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) không ghi ngày hết hạn của thẻ như các năm trước. Vậy giá trị của thẻ BHYT có giá trị đến khi nào?

Không in mới, đổi thẻ BHYT từ năm 2019

Không in mới, đổi thẻ BHYT từ năm 2019

Thẻ đã cấp cho người tham gia trong năm 2017, 2018 vẫn tiếp tục được sử dụng, mà không in, đổi thẻ mới.

Từ 1/7/2018, mức đóng BHXH, BHYT sẽ thay đổi

Từ 1/7/2018, mức đóng BHXH, BHYT sẽ thay đổi

Từ 1/7/2018, mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.300.000 đồng/tháng lên 1.390.000 đồng/tháng, theo đó, mức đóng BHXH, BHYT cũng sẽ thay đổi.

Quyền lợi của chủ thẻ BHYT ít người biết

Quyền lợi của chủ thẻ BHYT ít người biết

BHYT thanh toán trong các trường hợp tự tử, tự gây thương tích, tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Từ 1/7: Thay đổi mức đóng - hưởng BHYT hàng chục triệu người

Từ 1/7: Thay đổi mức đóng - hưởng BHYT hàng chục triệu người

Mức lương cơ sở tăng từ 1.300.000 đồng lên 1.390.000 đồng từ 1/7/2018 cũng dẫn đến việc điều chỉnh tỉ lệ đóng - hưởng của hàng chục triệu chủ thẻ BHYT.

Tăng viện phí, cầm thẻ BHYT mới biết hưởng lợi thế nào

Tăng viện phí, cầm thẻ BHYT mới biết hưởng lợi thế nào

Bộ Y tế sắp tiến hành đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế áp dụng cho cả những người có bảo hiểm y tế vào tháng 7 tới.

Thẻ BHYT hết hạn đúng lúc ốm, bạn phải làm gì?

Thẻ BHYT hết hạn đúng lúc ốm, bạn phải làm gì?

Bạn chỉ cần đến nơi thu tiền BHYT tiếp tục nộp tiền để được hưởng quyền lợi khi khám chữa bệnh.