Sáng lập bởi cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, chừng đó có lẽ đã quá đủ để Mỹ và phương Tây đưa ánh nhìn dò xét về phía Huawei.

Điều gì có thể cản được Trung Quốc?

90 ngày ân hạn: Donald Trump chưa dừng bước, Trung Quốc đau đầu

Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu, đồng thời là con gái nhà sáng lập công ty, vừa bị bắt tại Canada. Sự việc khiến mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng cao hơn, bởi chính Washington là bên đứng đằng sau vụ việc này.

Bà Mạnh bị bắt do vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ lên Iran. Cụ thể, công ty Skycom Tech do bà Mạnh là Chủ tịch hội đồng quản trị bị cáo buộc cố tình bán thiết bị viễn thông cho Iran từ 2009 đến 2014.

Với Trung Quốc, nước này cho rằng hành động của Mỹ là vi phạm nhân quyền và bà Mạnh phải được phóng thích càng sớm càng tốt.

{keywords}
Bà Mạnh Vãn Châu được cho là người sẽ kế thừa Huawei. Ảnh: Huawei.

Cơn ác mộng thường trực của phương Tây

Thực tế, nguyên nhân đằng sau không đơn thuần như cáo buộc. Cơ quan tình báo phương Tây từ lâu vẫn luôn cho rằng Huawei là mối đe dọa đáng kể đến an ninh.

Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Những sản phẩm bán ra như trạm gốc, ăng-ten... giúp công ty có thể kiểm soát được lưới điện, thị trường tài chính, hệ thống giao thông cùng những cơ sở hạ tầng quan trọng của một quốc gia.

Từ đó, giới quân sự, tình báo Trung Quốc có thể chèn phần mềm, phần cứng dạng gián điệp, giúp họ kiểm soát, thậm chí vô hiệu hóa các thiết bị trong trường hợp cần thiết. Tất nhiên, tất cả những điều này chỉ nằm trong 2 chữ "nghi vấn". Mỹ từ lâu đã hạn chế mức thấp nhất việc sử dụng những thiết bị mạng nhập từ Trung Quốc.

Năm 2010, Vương quốc Anh mở hẳn một trung tâm đặc biệt kiểm tra thiết bị Huawei trước khi đưa vào sử dụng. Tại đây có cả nhân viên thuộc Sở Chỉ huy thông tin của Chính phủ GCHQ (cơ quan tình báo có nhiệm vụ tổ chức thu thập công khai và cả nghe trộm thông tin).

Đến đầu năm nay, cơ quan này cũng cho biết họ chỉ cố gắng hạn chế những đe dọa có thể xảy ra chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Nguyên nhân do một số mã code của Huawei có cách hoạt động thực tế hoàn toàn khác so với khi được kiểm tra. Ngoài ra, các nhà cung cấp phần mềm cũng không chịu sự kiểm soát gắt gao.

Huawei tuyên bố thiết bị của họ kết nối hơn một phần ba dân số thế giới. Bên cạnh đó, nó còn xử lý lượng lớn dữ liệu cho doanh nghiệp. Công ty Trung Quốc không đơn thuần sản xuất thiết bị, mà còn cung cấp các bản vá lỗi phần mềm. Rõ ràng phương Tây có lý do lo ngại một cuộc tấn công back door nhắm vào các dữ liệu nhạy cảm sẽ xảy ra.

Ngoài ra, Huawei cũng là một trong những nhà sản xuất smartphone, thiết bị tiêu dùng hàng đầu thế giới. Điều này càng làm tăng nghi ngại các hoạt động gián điệp có thể thông qua từ đây. 

Hồi tháng 5, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh cho các đơn vị của mình ngừng sử dụng điện thoại của Huawei và ZTE, một đại gia công nghệ khác của Trung Quốc, do lo ngại các thiết bị có thể bị hack thông tin địa điểm, di chuyển của quân nhân.

{keywords}
Huawei hiện là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Ảnh: Reuters.

Với 5G, mọi thứ có thể còn tồi tệ hơn

Các công ty viễn thông trên toàn cầu đang ráo riết chuẩn bị tung ra thế hệ mạng di động 5G. Ngoài ưu điểm tăng tốc độ truyền dữ liệu, 5G còn cho phép xe tự lái "nói chuyện" với nhau, tương tác với những công cụ khác như đèn giao thông thông minh.

Công nghệ mạng mới cũng giúp kết nối, điều khiển hoạt động của lượng lớn robot trong nhà máy. Quân đội cũng không nằm ngoài danh sách được hưởng lợi.

Chính sự mở rộng đáng kể lượng thiết bị được kết nối cũng kéo theo nỗi lo ngại một khi tất cả bị hack. Cả Australia và New Zealand gần đây đã cấm sử dụng thiết bị Huawei. Một công ty viễn thông lớn của Anh quốc là BT cũng đưa ra quyết định tương tự.

Tại phiên điều trần ở Tòa án tối cao British Columbia, Vancouver, luật sư chính phủ Canada cho rằng bà Mạnh đã âm mưu lừa dối các tổ chức tài chính Mỹ để né lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Iran. 

Năm 2013, bà Mạnh khẳng định với các ngân hàng rằng Skycom và Huawei hoàn toàn không còn dính líu, khi các ngân hàng biết Skycom đang kinh doanh tại Iran. Kết quả, nhiều nhà băng vô tình thực hiện giao dịch vi phạm lệnh trừng phạt.

{keywords}
Phóng viên tập trung bên ngoài phiên điều trần bà Mạnh. Ảnh: Independent.

Chính phủ Trung Quốc từ lâu luôn cho rằng các công ty của mình không bị ràng buộc bởi sắc lệnh thương mại từ các quốc gia khác. Với Huawei, công ty cũng nhiều lần nhấn mạnh họ là thương hiệu tư nhân, không chịu ảnh hưởng từ Nhà nước.

Tuy nhiên, cấu trúc quản trị của Huawei vẫn còn là màn bí ẩn. Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi, cha đẻ bà Mạnh Vãn Châu, xuất thân là sĩ quan quân đội. Ngoài ra, người ta cũng có rất ít thông tin về ông này.

Huawei luôn khẳng định không cơ sở kiểm tra nào có thể phát hiện ra "cửa sau" trong các thiết bị của mình. Nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để thuyết phục Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung thôi hoài nghi về cái gai đến từ Trung Quốc.

(Theo Zing)

Thời điểm 'để đời' của Donald Trump: Trung Quốc lo lắng, Putin ám ảnh

Thời điểm 'để đời' của Donald Trump: Trung Quốc lo lắng, Putin ám ảnh

Những bước đi chưa từng có và bất định của tổng thống Mỹ Donald Trump khiến cả thế giới ngóng chờ kết quả cuộc họp lịch sử. Trung Quốc chờ thỏa thuận “để đời” của ông Trump, trong khi ông Putin vẫn ám ảnh vì cú sốc lịch sử.

Vũ khí ngầm nguy hiểm: Donald Trump làm căng, Trung Quốc dọa kích hoạt

Vũ khí ngầm nguy hiểm: Donald Trump làm căng, Trung Quốc dọa kích hoạt

Rủi ro ngắn hạn phủ bóng do ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách của ông Donald Trump, nhưng Bắc Kinh vẫn đang đẩy nhanh “vũ khí” ngầm ngàn tỷ USD vốn nguy hiểm nhưng có khả năng kích thích tăng trưởng kinh tế.