Mua sắm online có nhiều tiện ích nhưng cũng đầy rủi ro, dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn không bao giờ bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng xã hội.

Mặc dù rất tiện ích song dịch vụ bán hàng online cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy, nếu không cẩn thận người tiêu dùng sẽ rất dễ dàng bị lợi dụng.

Chiêu trò lừa đảo bán hàng qua mạng

Theo Vietnamnet cho biết, dưới đây là một số mánh lới lừa đảo mà bạn cần hết sức lưu tâm nếu không muốn trở thành nạn nhân.

Sản phẩm thật khác xa với sản phẩm rao bán

Mua bán hàng online giúp người tiêu dùng có thể tiết kiệm thời gian đi mua sắm, nhưng một trong những “tai nạn” thường gặp nhất khi mua hàng online đó là sản phẩm nhận được khác xa trong hình.

{keywords}

Hình và hàng thật khác nhau một trời một vực.

Không ít những cửa hàng lấy cắp ảnh từ các trang web nước ngoài hoặc ảnh thật của các shop khác để đưa ra chào hàng. Sau đó, họ đem bán cho khách hàng loại 2, loại 3, hoặc hàng may gia công nhái theo hoàn toàn không giống với những hình ảnh bạn đã được xem.

Mua phải hàng fake

Các sản phẩm thường hay bị lừa kiểu này thường là những sản phẩm được rao là “hàng xách tay” như hàng hiệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện thoại di động… Người mua thấy các sản phẩm được “cam kết” về chất lượng, giá lại chỉ bằng 2/3, thậm chí là một nửa so với nơi khác nên quyết định mua rất nhanh. Đến khi nhận hàng mới phát hiện ra thì đã quá muộn.

{keywords}

Các cửa hàng online thường sử dụng chiêu trò giảm giá để thu hút người mua.

Nhận tiền cọc rồi… tháo chạy

Nhiều người bán hàng online còn có những chiêu giật tiền của khách hàng vô cùng tinh vi, kín kẽ. Chiêu lừa đảo cơ bản nhất là người bán yêu cầu người mua chuyển tiền trước rồi mới chuyển hàng sau. Để lấy được tiền của khách hàng, những người bán này thường giảm giá sản phẩm ở mức rất sốc, rồi giục người mua chuyển khoản trước để giữ hàng, nếu không sẽ không mua được giá đó.

Thậm chí, chúng còn cử đồng bọn giả làm nhân viên dịch vụ giao hàng, gọi cho khách hàng xác nhận địa chỉ và thời gian giao hàng. Người mua thấy sản phẩm của mình sắp được giao, giá lại rẻ, sợ chậm chân sẽ mất "món hời" nên người mua đành vội vàng chuyển tiền và rồi đợi mòn mỏi mà không nhận được hàng.

Giả dạng cửa hàng và khách hàng

Tinh vi hơn là kiểu lừa đảo “hai mang”, lợi dụng các shop bán hàng thật để chiếm đoạt tài sản. Những kẻ lừa đảo sẽ giả dạng một shop bán hàng có thật, có uy tín trên thị trường và giả làm nhân viên bán hàng ở đó (bằng cách lập website giả hoặc facebook giả…) để liên hệ với khách hàng.

Khi khách hàng chọn mua được sản phẩm tại shop thật, kẻ lừa đảo sẽ yêu cầu khách hàng chuyển tiền và cung cấp thông tin cho mình (như mã đơn hàng, mã giao dịch chuyển tiền, thông tin người nhận hàng…). Có thông tin trong tay, kẻ gian liền tới shop thật, mạo danh là khách hàng đã chuyển tiền, lấy hàng và “mất tích”, người mua đợi không thấy giao hàng, đến lúc hỏi ra thì đã không thể tìm được kẻ mạo danh.

Những kinh nghiệm tránh bị lừa đảo khi mua hàng trên mạng

Chọn cửa hàng uy tín và chất lượng

Để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, khi mua hàng trên mạng xã hội người tiêu dùng nên chọn những cửa hàng có uy tín, được nhiều người biết như trang web chính hãng của sản phẩm, đại lý phân phối…

Ngoài ra, nếu có thời gian bạn nên trực tiếp đến cửa hàng để đảm bảo chất lượng và xem sản phẩm có phù hợp với mình không.

Chỉ trả tiền sau khi nhận và kiểm tra hàng

Đã có nhiều trường hợp không nhận được hàng sau khi đã thanh toán tiền trước cho những người bán hàng online. Để tránh bị lừa đảo người tiêu dùng nên chỉ thanh toán sau khi đã nhận và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Đối với những cửa hàng uy tín và bắt buộc thanh toán trước bạn cũng nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi giao dịch, đồng thời tránh để lộ thông tin cá nhân cho những người mà chưa xác thực có đáng tin hay không biết được.

Quan sát giao diện Facebook

Hàng chục trang web có giao diện giả mạo Facebook được lập ra hàng ngày khiến bạn có thể dễ dàng sập bẫy nếu như không quan sát kỹ. Địa chỉ chuẩn của mạng xã hội Facebook luôn ở dạng:https://facebook.com hoặc https://www.facebook.com. Nếu địa chỉ truy cập bị đổi thành faecbook.com hay fecabook.com hãy cẩn thận, đó là bẫy của những kẻ lừa đảo.

(Theo Viet Q)