{keywords}
Tối ngày thứ 6, lượng khách tới một số siêu thị mua sắm tăng đột biến. Như ở siêu thị Vinmart trong khu đô thị Times City có tình trạng chen chân nhau mua hàng, quầy thanh toán chật kín người
{keywords}
Tại một số siêu thị, khu vực rau quả, lương thực thực phẩm là đông người nhất
{keywords}
 
{keywords}
Khách xếp hàng dài chờ thanh toán
{keywords}
Xe đẩy nào cũng đầy ắp hàng
{keywords}
Mọi người đều chọn mua một lượng lớn rau củ quả
{keywords}
Một siêu thị tại khu vực Linh Đàm (Hoàng Mai), khu vực bán rau quả trái cây còn trống trơn
{keywords}
Trong khi đó, khu vực siêu thị trên đường Nguyễn Xiển, Mễ Trì, Hà Đông... lượng người tới mua sắm không quá đông
{keywords}
Thậm chí có nơi còn vắng hoe, khách khá thưa thớt
{keywords}
Hàng hoá trên quầy kệ siêu thị cũng đầy ắp
{keywords}
Các loại rau, củ phong phú 
{keywords}
Các siêu thị cho biết, họ đều dự trữ một nguồn hàng lớn đủ đáp ứng nhu cầu cho người dân mua sắm
{keywords}
 
{keywords}
Khu vực trái cây tại một siêu thị trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) chỉ có vài khách đứng chọn mua hàng
{keywords}
Thông tin từ Sở Công Thương Hà Nội, thành phố đã bảo đảm dự trữ đầy đủ 17 nhóm hàng thiết yếu, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của người dân

{keywords}

Lượng hàng hóa thiết yếu tăng gấp 3 lần so với bình thường với 836.000 tấn gạo; 167.346 tấn thịt lợn; 48.150 tấn thịt trâu, bò; 55.782 tấn thịt gia cầm; trên 1 triệu quả trứng gia cầm...
{keywords}
Năng lực sản xuất của người dân Hà Nội đáp ứng gần như đủ nhu cầu tiêu dùng của 10,5 triệu dân hàng tháng. Ngoài ra, thành phố còn tăng cường hợp tác, kết nối với 21 tỉnh, thành trong Ban điều phối chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho Hà Nội xây dựng và phát triển được 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.
{keywords}
Tại cuộc làm việc với Sở Công Thương Hà Nội mới đây, các doanh nghiệp cho biết, lượng hàng hóa thiết yếu họ dự trữ tăng từ 30-50%. Các doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Vì thế, Sở Công Thương Hà Nội khuyến cáo người dân không nên mua lương thực, thực phẩm tích trữ
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123. siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn. Để phục vụ công tác phòng chống dịch covid 19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các Doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

 Nhóm Phóng viên

Sẵn kho triệu tấn gạo thịt, triệu quả trứng, dân Hà Nội không tranh mua tích trữ

Sẵn kho triệu tấn gạo thịt, triệu quả trứng, dân Hà Nội không tranh mua tích trữ

Lượng hàng hóa thiết yếu dự trữ tăng gấp 3 lần so với bình thường, lên tới hàng triệu tấn gạo, thịt các loại cùng 1 triệu quả trứng gia cầm... Theo Sở Công thương Hà Nội, người dân không cần lo lắng vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm.