Khảo sát tại siêu thị nằm trên đường Vũ Tùng (quận Bình Thạnh) cho thấy, giá cả một số mặt hàng đang có xu hướng giảm tại chuỗi phân phối này. Cụ thể, nạc heo xay ngày 17/7 có giá 154.000 đồng/kg thì trong ngày 20/7 còn 139.000 đồng/kg, giảm 16.000 đồng/kg.

Trong khi đó, thịt ba rọi heo đang ở mức 200.000 đồng/kg.

{keywords}
Hai hóa đơn tại cùng một cửa hàng cho thấy giá cả đang có xu hướng giảm

Cà chua ngày 13/7 có giá 40.000 đồng/kg thì ngày 20/7 còn 33.000 đồng/kg tương giảm 7.000 đồng/kg. Cải thảo giá niêm yết là 28.000 đồng/kg trong khi sạp tự phát ở khu vực chợ Bà Chiểu là 35.000 đồng/kg.

Cũng trong ngày 20/7, khổ qua có giá 40.000 đồng/kg so với giá 45.000 đồng/kg (ngày 16/7), bầu sao có giá 40.000 đồng/kg so với giá 42.000 đồng/kg (ngày 16/7)

Giá cả một số mặt hàng rau củ đang tạo cảm giác “dễ thở” hơn so cho người dân TP.HCM. Cụ thể, dưa leo 33.000 đồng/kg, cà rốt 33.000 đồng/kg, bắp cải trắng 28.000 đồng/kg, rau muống 16.000 đồng/kg, cà tím 22.000 đồng/kg, khoai tây 30.000 đồng/kg, cải thìa: 30.000 đồng/kg, ngò rí: 50.000 đồng/kg.

Tại hai cửa hàng tại quận Bình Thạnh, theo quan sát, không còn thấy cảnh xếp hàng chờ đợi như những ngày trước, đặc biệt, kệ rau xanh được lấp đầy, không còn cảnh “nhẵn kệ”.

{keywords}
Quầy rau tại một siêu thị trong chiều 20/7

Trứng tại của một cửa hàng thuộc hệ thống Satra Foods có giá 28.000 đồng/vỉ (10 trứng), trứng vịt có giá 33.000 đồng/vỉ. Mức giá này được xem là rẻ hơn nhiều so với giá trứng tại các sạp cóc gần chợ truyền thống.

Nhân viên cửa hàng trên cho biết, hiện khách không thể vào bên trong lựa chọn mua sắm để đảm bảo phòng, chống dịch; tuy nhiên mặt hàng đa dạng, cần gì cứ nói, nhân viên vào bên trong và sẽ mang ra cho khách.

Tại một sạp trứng gần chợ Đa Kao (quận 1), trứng gà công nghiệp có giá 43.000 đồng/chục, trứng gà ta 45.000 đồng/chục, trứng vịt 48.000 đồng/chục. Như vậy, giá trứng  trên thị trường đang cao hơn so với hệ thống các chuỗi cung ứng, siêu thị khoảng 50%.

Ghi nhận về Sở Công Thương thành phố, các cửa hàng tiện ích ở huyện Bình Chánh, sức mua cũng như giá cả mặt hàng thiết yếu như thịt, thực phẩm tươi sống bán tại các cửa hàng ổn định.

{keywords}
Bảng giá một số mặt hàng ngày 20/7 tại một cửa hàng tiện lợi

Hệ thống Bách Hoá Xanh, giá hàng rau dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg tùy loại. Giá các mặt hàng thịt từ 130.000-170.000 đồng/kg tùy loại; giá gạo, thực phẩm khô để qua ngày không có ghi nhận hiện tượng tăng giá.

Đối với hệ thống Satra Foods, một số mặt hàng rau phổ biến từ 23.000-35.000 đồng/kg, mặt hàng thịt heo giá phổ biến từ 110.000-145.000 đồng/kg. Hệ thống cửa hàng Co.op Food giá không đổi từ khi thành phố áp dụng Chỉ thị 16.

Không còn cảnh chen lấn, xếp hàng dài

Thông tin từ quận Bình Tân, nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích cơ bản đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

Lượng khách hàng và hàng hóa tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích tại quận Bình Tân ổn định, không còn tình trạng người dân xếp hàng chờ ngoài cửa đồng thời tình hình mua sắm cũng ổn định, không còn việc mua hàng tích trữ.

{keywords}
Người dân mua hàng bình ổn tại Bưu cục Hàng Xanh

Trong khi đó, tại quận 12, hàng hoá không ghi nhận khan hiếm, lượng khách hàng không đông. Quận 12 đã phối hợp với Sở Công Thương thành phố tổ chức 3 xe bán hàng lưu động.

Quận 1 có thêm hai xe bán hàng lưu động tiếp sức cùng các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đáp ứng cơ bản hàng hoá đến người dân.

Huyện Cần Giờ, hàng hoá trong ngày ổn định đảm bảo nhu cầu thiết yếu của nhân dân.

Giá cả các mặt hàng có xu hướng hạ nhiệt, lượng người đổ đến các siêu thị giảm, những tín hiệu tích cực trên đến từ nhiều phương án đang được TP.HCM triển khai nhằm giải tỏa áp lực cho hệ thống phân phối.

Cụ thể, việc đưa rau, cá, thịt lên bán tại các sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee, Tiki, Sen Đỏ. Hệ thống các bưu cục tại thành phố cũng “chia lửa” với hình thức bán túi combo rau củ đồng giá 20.000 đồng/kg. Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với các chuỗi cửa hàng đồ dùng cho mẹ và bé, cửa hàng mỹ phẩm, hàng thuốc để mở các điểm bán hàng bình ổn giá.

Bên cạnh đó, “luồng xanh đường thủy” hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM cũng đã được vận hành từ ngày 19/7.

TP.HCM cũng đã có chủ trương mở lại chợ truyền thống, để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho nhân dân được nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn đảm bảo công tác phòng chống dịch. Phương án mở lại chợ tại các địa phương sẽ phải gửi về UBND thành phố (thông qua Sở Công thương) trước ngày 23/7.

Quảng Định

16 tỉnh phía Nam trước giờ 'G': Ai cũng mua 4kg thịt, siêu thị nào chịu nổi

16 tỉnh phía Nam trước giờ 'G': Ai cũng mua 4kg thịt, siêu thị nào chịu nổi

Ngoài TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, có thêm 16 tỉnh, thành phía Nam giãn cách theo Chỉ thị 16 để chống dịch. Trước giờ "G" áp lệnh giãn cách, cung ứng các mặt hàng thiết yếu được đặc biệt quan tâm.