Là một trong những quán vỉa hè hiếm hoi nhận được ngôi sao Michelin danh giá, quán Raan Jay Fai có cả tá chuyện thú vị về món ăn, giá cả và người chế biến.

Trên thế giới có rất nhiều thiên đường ẩm thực, nhưng để đọ về ẩm thực đường phố, hiếm nước nào có thể qua mặt được Thái Lan. Thực tế, với hàng loạt món ăn đường phố tên tuổi như Pad Thái, Tom Yum, xôi xoài... rất nhiều đầu bếp, food-blogger đình đám thế giới cũng đã không tiếc lời khen khi nói về ẩm thực của đất nước chùa tháp.

Ẩm thực đường phố ở Thái Lan giá hợp lý vô cùng, trung bình cầm trong tay 50 đến 100 bath (37 - 75 nghìn) là bạn thế nào cũng kiếm được một món gì ngon lành mà thưởng thức. Nhưng tất nhiên cũng có những ngoại lệ, chẳng hạn như nếu quán ăn lề đường bạn ghé đó lại đúng là quán vừa nhận được ngôi sao danh giá Michelin như Raan Jay Fai chẳng hạn.

{keywords}
The guardian

À, nhân tiện nếu bạn chưa biết thì cuối năm 2017 vừa qua, quán ăn đường phố chuyên các món hải sản ở Bangkok, Raan Jay Fai đã vượt mặt hàng tá quán ăn, nhà hàng khác để ẵm về "giải Oscar ẩm thực" cho mình. Và hơn hết, chiến thắng này đã được rất nhiều người yêu thích ẩm thực Thái Lan dự đoán từ trước.

Quán bình dân với mức giá nhà hàng

Nếu có một định nghĩa nào về quán bình dân ở Thái thì chỉ cần nhìn Raan Jay Fai, khu nấu nướng kê ngoài cửa, bên trong nhà là vài bộ bàn ghế gỗ đã ngả màu thời gian. Trong cái quán ấy, có vài bóng đèn tuýp, vài chiếc quạt để phe phẩy cho khách đỡ nóng, nhìn kĩ thì nhiều mảng tường đã ố.

{keywords}
 

Thế nhưng nếu nhìn không gian để đoán định giá cả thì thế nào khi mở menu của quán ra, bạn cũng giật mình. Gá các món ăn đều trên 500 bath (gần 370 ngàn đồng), thường ở mức 800 đến 1000 bath (khoảng gần 600 đến 740 ngàn đồng cho một đĩa đồ ăn. Và giá cũng chưa phải tất cả để được tiêu tiền cho những món ăn ở đây, bạn còn phải có sự nhẫn nại kha khá để đợi tối thiểu 2 giờ (thường sẽ là 3, 4 hoặc thậm chí hơn 5 giờ) để đến lượt thưởng thức món ăn.

Phải đợi chờ tất nhiên chưa bao giờ là vui, nhất là đợi lại lâu như thế. Nhưng cái gì cũng có nguyên nhân cả, mà nguyên nhân chính của sự chờ đợi này là bởi đồ ăn ở đây ngon và quán chỉ có duy nhất một người chế biến. Đó là bà Junsuta, năm nay đã 73 tuổi. Bạn không nghe nhầm đâu, và đặc biệt hơn nữa, người đầu bếp ấy cũng chính là chủ quán luôn.

{keywords}
 

Một vài món ăn chính ở đây có thể kể đến canh Tom Yum có giá từ 600 đến 1000 bath, cà ri vàng, giá từ 800 đến 1000 bath và tất nhiên không thể không kể đến trứng cuộn cua - món singature mà tất cả thực khách đến quán đều muốn thử. Món này có giá 800 hoặc 1000 Baht.

{keywords}
Ảnh: myfoodsirens; kevincheejy

Bắt đầu từ món ăn trứng cuộn cua huyền thoại. Để làm ra món ăn này, bà Junsuta sẽ đánh thịt cua với trứng rồi rán to lửa trong một chiếc chảo sâu lòng nhiều dầu. Trong quá trình rán, bà vừa canh lửa, vừa "tạo hình", vừa thêm trứng để lớp trứng bao quanh cua, đồng thời tạo thành một cuộn trứng đẹp mắt. Phần trứng này khi hoàn thành sẽ được trang trí cùng... cọng rau mùi và đi kèm đó là một chén tương ớt nhỏ.

{keywords}
 

Khi ăn bạn chỉ việc cắt trứng thành miếng nhỏ rồi ung dung thưởng thức những miếng trứng nóng hổi thơm lừng vị trứng lại có vị cua ngọt, chắc. Đặc biệt lượng thịt cua trong phần trứng vô cùng hào phóng, có một blogger bảo rằng lượng cua trong phần ăn nhiều như thể thịt được gỡ từ vài chú cua.

Các món khác của quán chất lượng cũng không hề thua kém, tôm đã lột vỏ to gần bằng 3 ngón tay người lớn, khi ăn rõ độ dai, ngọt. Fan cuồng hải sản nếu đủ kiên nhẫn, vào đây chắc chắn sẽ không phải thất vọng đâu.

Muốn trả lại sao Michelin vì phiền phức

Đông khách là thế, nổi tiếng là vậy, nhưng có một sự thật sẽ khiến nhiều người té ngửa là bà Junsuta đang muốn gửi trả lại ngôi sao Michelin danh giá. Lý do bởi từ ngày nhận được sao Michelin và được truyền thông thế giới đưa tin rầm rộ, lượng khách hàng cũng như các hãng truyền thông, food-blogger kéo đến quán bà để thưởng thức và đưa tin ngày càng đông.

{keywords}
Không chỉ đến để thưởng thức đồ ăn, nhiều du khách còn muốn chụp ảnh với chủ quán - @cheftonn

Lượng khách này xếp hàng sang cả nhà hàng xóm khiến bà bị hàng xóm than phiền. Thêm vào đó, bà cũng phải làm việc vất vả hơn. Hiện tại, ở tuổi 73, bà phải đứng bếp từ 14 giờ đến khoảng 1 giờ đêm để phục vụ khách. Thậm chí một người con gái của bà đã phải nghỉ việc để phụ giúp cho mẹ trong việc chuẩn bị và phục vụ khách hàng.

Hiện tại, dù 15 giờ quán mới chính thức phục vụ nhưng từ khoảng ngoài 13 giờ du khách đã đến chờ đợi. Khi đến khách sẽ được ghi tên vào sổ chờ và có bàn ghế chờ ở ngoài. Tuy nhiên vì sức người có hạn nên hiện tại mỗi ngày quán chỉ nhận 50 lượt khách mà thôi. Và mong muốn của quán hiện tại cũng chỉ là làm sao để có thể phục vụ thật tốt lượng khách đến quán.

{keywords}

Quán ăn này đắt đỏ, tốn thời gian và cũng đặc sắc như thế đấy, thế nên nếu có dịp đến Bangkok, liệu bạn có muốn đến và trải nghiệm ở đây không?

(Theo The Guardian/ Easter/ Independent/ Intagram/ GiadinhNet)

Quán ăn 'không lời' của những thân phận đặc biệt

Quán ăn 'không lời' của những thân phận đặc biệt

Tồn tại hơn 10 năm nay, quán Bread of Life đã giúp nhiều người khiếm thính có được một công việc ổn định và hòa nhập được với cộng đồng.

Toàn bộ nhân viên quán ăn Sài Gòn đánh khách bầm dập

Toàn bộ nhân viên quán ăn Sài Gòn đánh khách bầm dập

Nam thanh niên mặc áo trắng đội nón bảo hiểm vào quán ăn ở đường Hoà Hảo, TP.HCM ngó nghiêng và đánh nhân viên cao nhất để rồi nhận cái kết đắng.

5 quán ăn vặt 'huyền thoại' của 8x, 9x đời đầu ở Hà Nội

5 quán ăn vặt 'huyền thoại' của 8x, 9x đời đầu ở Hà Nội

Bài viết này sẽ chỉ đơn giản là giúp các bạn đã từng lê la quán xá một thời được ôn lại kỷ niệm, còn đám 9x đời cuối hay 10x được biết về những ngày giản dị của đám anh chị “đã già thật già”.

Quán ăn trong ngõ hẻm từ chối hàng trăm khách

Quán ăn trong ngõ hẻm từ chối hàng trăm khách

 Một quán ăn ở quận Đống Đa, Hà Nội nằm sâu trong hẻm, không biển chỉ dẫn nhưng có những ngày phải từ chối hàng trăm khách vì quá tải.