Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại VOIP mạo danh Điều tra viên, cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án sau thời gian tạm lắng xuống gần đây có dấu hiệu phức tạp trở lại.


Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46, Công an TPHCM) vừa có văn bản gửi Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TPHCM nhằm hỗ trợ tuyên truyền phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại VOIP.

 

Với thủ đoạn này, đối tượng đã giả danh công an, Viện kiểm sát lừa đảo nói rằng bà B (46 tuổi, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, TP. HCM) đang liên quan đến đường dây rửa tiền…,. Tuy nhiên thay vì yêu cầu bà phải chuyển tiền ngay lập tức vào tài khoản của chúng như những chiêu trò cũ trước đây, thì lần này, nhóm người này yêu cầu bà B. ra mở tài khoản số 060170432*** đứng tên bà tại một chi nhánh ngân hàng ở quận 8.

Chúng yêu cầu bà phải đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại 0947.561.*** do chúng cung cấp.

Sau khi hoàn thành việc đăng ký, những kẻ lừa đảo yêu cầu bà đưa toàn bộ số tài khoản, tên chủ tài khoản, mã kích hoạt… và buộc người phụ nữ này phải rút số tiền hơn 1 tỉ đồng đang gửi tại ngân hàng khác nộp vào tài khoản chúng yêu cầu trên.

Vì nghĩ rằng cũng chuyển vào tài khoản của mình, tiền vẫn là của mình, nên bà B yên tâm. Đâu ngờ, ngay trong ngày, nhóm người này đã sử dụng dịch vụ Internet Banking do bà B. đăng ký để chuyển tiền sang các tài khoản ngân hàng khác và rút ra chiếm đoạt.

{keywords}
Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua điện thoại diễn biến phức tạp. Ảnh minh họa

Theo Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46, Công an TPHCM), với hình thức lừa đảo này, tội phạm lừa đảo mạo danh điều tra viên, cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thông báo nạn nhân về việc bị hại có liên quan đến đường dây tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền mà cơ quan công an đang tiến hành điều tra.

Sau đó đối tượng dò hỏi các thông tin về tài khoản ngân hàng, tiền gửi tại các ngân hàng của bị hại có liên quan đến đường dây tội phạm.

Chúng sẽ yêu cầu bị hại ra một ngân hàng khác để mở một tài khoản và đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại do các đối tượng lừa đảo giả danh công an cung cấp.

Đối tượng lừa đảo nói mục đích là để kiểm tra, xác minh, giám định số tiền này có liên quan đến đường dây tội phạm hay không và giám sát tài khoản này của bị hại. Từ đó buộc nạn nhân cung cấp toàn bộ tên đăng nhập và mã kích hoạt để chuyển tiền sang tài khoản khác bằng Internet Banking.

Với thủ đoạn như trên, các đối tượng làm cho bị hại nghĩ rằng tiền vẫn trong tài khoản đứng tên mình nên không mất. Mặt khác, đối với các nhân viên của các ngân hàng khi khách hàng đến giao dịch chuyển/nộp tiền vào tài khoản của chính khách hàng nên nghĩ rằng không phát sinh vấn đề lừa đảo gì, từ đó không biết để cảnh báo cho khách hành về nguy cơ bị lừa đảo.

Trước thực tế phức tạp nói trên, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi tương tự. Bởi trong thực tế, nếu cơ quan công an làm việc sẽ có thư mời ghi rõ thời gian, địa điểm rõ ràng và dân tới trực tiếp trụ sở để làm việc. Công an không bao giờ yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, do đó khi nghe những cuộc điện thoại này người dân cần dập máy ngay lập tức.

(Theo Viet Q)

 

Đề nghị truy tố nữ quái lừa đảo 107 người, chiếm đoạt trên 9 tỷ

Đề nghị truy tố nữ quái lừa đảo 107 người, chiếm đoạt trên 9 tỷ

Để chiếm đoạt tiền của người khác, Hương đã đưa ra thông tin gian dối có thể chạy việc, chạy trường, làm sổ đỏ… rồi dùng số tiền này sử dụng vào mục đích cá nhân.

Giả mạo chữ ký Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lừa đảo

Giả mạo chữ ký Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư để lừa đảo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có văn bản gửi A84 Bộ Công an xem xét, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về việc có hiện tượng giả mạo văn bản và chữ ký của Bộ KH-ĐT.

Bắt kẻ lừa đảo gần 1 tỷ đồng bằng tin nhắn trúng thưởng trên Facebook

Bắt kẻ lừa đảo gần 1 tỷ đồng bằng tin nhắn trúng thưởng trên Facebook

Bằng thủ đoạn nhắn tin trúng thưởng qua Facebook, sau đó hướng dẫn người chơi nộp tiền, từ tháng 4-2015 đến nay, Phạm Quốc Thịnh lừa được hơn 50 người, chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.

Sổ tiết kiệm 'bốc hơi': Người gửi tiền cẩn thận trước nạn lừa đảo

Sổ tiết kiệm 'bốc hơi': Người gửi tiền cẩn thận trước nạn lừa đảo

Tuần qua, vụ việc hơn 24 sổ tiết kiệm trị giá 500 tỷ đồng đột nhiên “bốc hơi’ sau 5 năm gửi tại ngân hàng OceanBank khiến nhiều người gửi tiền ngân hàng “sốc”...

Bắt 'tác giả' của 9 vụ lừa đảo tại các tiệm vàng với giá trị gần 1 tỷ

Bắt 'tác giả' của 9 vụ lừa đảo tại các tiệm vàng với giá trị gần 1 tỷ

Tổng số tài sản Hưng lừa đảo chiếm đoạt được từ các hiệu vàng là 22 cây vàng và 8.000 USD, tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này đã bị đối tượng sử dụng vào việc đánh cờ bạc.

Cảnh báo thủ đoạn du khách ngoại quốc lừa đảo bằng trò tráo đô la, đổi tiền

Cảnh báo thủ đoạn du khách ngoại quốc lừa đảo bằng trò tráo đô la, đổi tiền

Nhiều người vẫn cho rằng du khách ngoại quốc khi sang Việt Nam đều là những người văn minh, tiền bạc rủng rỉnh. Nhưng lẫn trong số du khách được chào đón là các đối tượng trộm cắp chuyên nghiệp với thủ đoạn gây án tinh vi.