Hiện nay, trên các trang mạng xã hội hay các trang điện tử mua bán trực tuyến đang quảng cáo rầm rộ nhiều loại máy diệt virus COVID-19 với giá tiền từ 450.000 đồng đến 650.000 đồng. Được biết, chiếc máy được quảng cáo là máy diệt virus COVID-19 được quảng cáo có tác dụng phòng chống dịch bệnh. Máy có thể đặt trong nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng khách, phòng làm việc, phòng ngủ, văn phòng công ty, quán cà phê, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện… rất tiện lợi.
Quảng cáo còn khẳng định máy diệt virus COVID-19 ngăn ngừa và diệt được 99% virus gây bệnh. Ngoài ra còn có tác dụng thanh lọc không khí, khử khói và khí độc, lọc bụi siêu mịn, mùi hôi cực kỳ hiệu quả.
Máy còn hỗ trợ điều trị người bệnh, kích hoạt tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế sự phát triển của các tế bào gây bệnh, tế bào ung thư, giúp tinh thần sảng khoái đầy năng lượng. Máy còn giúp lưu thông máu lên não, giúp ngủ ngon và sâu giấc, hỗ trợ điều trị các chứng mỏi vai gáy. Đặc biệt, máy có thể diệt cả virus trên cơ thể con người.
Quảng cáo cũng hướng dẫn cách sử dụng như sau: Gắn máy diệt virus COVID-19 trên bầu quạt điện và hướng đầu phát ion về phía cánh quạt. Sau đó, nối 2 dây của máy với 2 dây âm dương của quạt điện. Đèn báo sáng là thiết bị đang hoạt động.
TS-BS Huỳnh Minh Tuấn, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM khẳng định: “Bộ Y tế chưa công nhận bất kỳ máy diệt virus nào trong không khí”.
Theo ông Tuấn, người mắc COVID-19 khi nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ phát tán virus ra không khí và lơ lửng vài tiếng trước khi rớt xuống và bám vào các bề mặt vật dụng. “Do vậy, môi trường càng kín thì sự lưu thông không khí càng chậm, virus lơ lửng lâu hơn. Trong khí đó, ở môi trường không khí mở (có nhiều cửa), sự trao đổi nhanh chóng của khí trời sẽ đẩy virus chứa mầm bệnh đi rất nhanh” - ông Tuấn cho biết thêm.
“Để hạn chế virus SARS-CoV-2 tồn tại trong không khí, hãy giữ môi trường thông thoáng bằng cách mở nhiều cửa. Nếu chỗ ở đứng gió, hãy tạo luồng cưỡng bức không khí bằng quạt hút hoặc quạt đẩy để đẩy không khí ra ngoài” – ông Tuấn lưu ý.
(Theo Viet Q)
Nguy cơ khan hiếm giả tạo bình oxy y tế
Trước tình hình dịch Covid-19 tăng cao tại một số địa phương, nhiều người dân đã đổ xô đi tìm mua các thiết bị y tế cung cấp khí ô xy để dự trữ nếu chẳng may mắc bệnh.