Rau Đắng Biển (Bacopa monnieri) vừa quen vừa lạ. Quen vì thi thoảng ta thấy nó trong bữa tiệc như một loại rau gia vị độc đáo, dễ gây "nghiện" tại các quán ăn, phố lẩu, nhà hàng...
Rau đắng biển còn gọi là rau sam đắng, có tên khoa học là Bacopa monnieriđược sử dụng trong nền Y học cổ truyền Ấn Độ cách đây 3.000 năm.Theo các tài liệu y học cổ của Ấn Độ, loài thực vật này có tác dụng giúp gia tăng khả năng ghi nhớ, giảm sự mệt mỏi về tinh thần, giúp con người tỉnh táo hơn, chữa bệnh động kinh...
Nhờ tác dụng chữa bệnh hết sức kì diệu, Rau đắng biển (Bacopa monnieri) đã được các tín đồ Hindu tôn thờ gọi là "Brahmi". Từ "Brahmi" có nguồn gốc từ Brahma (đấng sáng tạo), một trong những ngôi trong tam vị nhất thể bên cạnh hai ngôi còn lại là Vishnu (Đấng bảo tồn) và Shiva (Đấng hủy diệt).
Đây là loại thực vật ưa sống ở môi trường ẩm ướt, phát triển trong các kênh mương, suối, vùng cửa sông, đầm lầy hay những bãi biển đầy cát trắng. Từ lâu, nó đã được truyền tai nhau là loại rau "đắt mấy cũng phải ăn ít nhất 1 lần trong đời" vì độ thơm ngon và cực kỳ tốt cho sức khoẻ.
Từ một món ăn dân dã ở quê giờ đây rau đắng biển đã trở thành một mốn "đặc sản" của người dân thành thị. Nhiều gia đình thành phố mua về thường chế biến thành các món ăn như rau đắng sống chấm mắm kho, rau đắng ăn lẩu cá, rau đắng nấu cháo cá, rau đắng nấu canh cá, rau đắng xào...
Có nhiều thời điểm, giá loại rau này lên đến 95.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt nhưng nhiều người chẳng tiếc tiền để mua cho bằng được.
Trong một số nhà hàng Nam Bộ, có nhiều nơi phục vụ thêm món rau đắng biển như một loại rau gia vị độc đáo, thêm thắt vị hương cho món ăn mà không hề biết tác dụng ‘diệu kỳ’ của loài thảo dược này. Vị đăng đắng, giòn giòn của món rau đắng biển khi dùng với món lẩu cá kèo hay món mắm kho quẹt trứ danh đã làm say mê không biết bao nhiêu người yêu ẩm thực.
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cũng khẳng định tác dụng tuyệt vời của rau đắng (Bacopa monnieri) với não bộ: - Theo kết quả nghiên cứu của Srinivasa Rao Bammidi và cộng sự, Trung tâm Công nghệ sinh học Ấn Độ: Trong rau đắng biển có chứa hoạt chất saponin gồm bacoside A và bacoside B, hoạt chất sinh học có tác dụng chống lão hóa, chống gốc tự do mạnh, tăng cường lưu thông máu não, bảo vệ tế bào não trong tình trạng thiếu oxy, tăng cường dẫn truyền rung động thần kinh giúp lưu trữ thông tin trong não, giảm mệt mỏi về tinh thần, cải thiện trí nhớ. - Theo kết quả của nhóm nghiên cứu của Tiến sỹ S. Roodenry, Khoa Tâm lý, Đại học Wollongong, Úc công bố năm 2002: Rau đắng (Bacopa monierri) tăng khả năng lưu giữ thông tin mới ở người một cách rõ rệt. - Theo kết quả từ nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ S. Roodenry, Khoa Tâm lý, Đại học Wollongong, Úc công bố năm 2002 trên 76 người trung tuổi khoẻ mạnh thì cao Bacopa (được chiết xuất từ cây Bacopa monnieri (L.) Wettst, một loại cây thân cỏ, mọc bò dài trên mặt đất, sống lâu năm, có màu nâu đất, vị đắng, tính mát) có tác dụng giúp tăng thời gian lưu trữ thông tin trong não với các chỉ số có ý nghĩa thống kê. - Theo nghiên cứu của nhà khoa học Carlo Calabresse và cộng sự công bố tại Mỹ vào năm 2008 về khả năng cải thiện nhận thức do lão hoá của Bacopa cho thấy, nhóm người sử dụng 300mg cao khô Bacopa/ngày, uống trong 12 tuần, có sự cải thiện về nhận thức và giảm lo lắng, giảm nhịp tim hơn so với nhóm dùng giả dược. - Gần đây, năm 2012, các nhà khoa học Thái lan cũng kết luận rằng: " Bacopa có khả năng cải thiện trí nhớ, khả năng tập trung ở người, cơ chế có thể do ức chế men AchE do đó làm tăng nồng độ chất dẫn truyền acetylcholine ". |
(Theo Gia Đình và Xã Hội)
'Sốt xình xịch' mua rau trường sinh vài trăm nghìn/kg vì đồn có tác dụng chữa bệnh
Rau được mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Giá rau này vì thế cũng tăng chóng mặt.