1 vốn nhưng lời từ 10 – 15 lần khiến cánh “gian thương” buôn đồng hồ giả không để bỏ qua cơ hội kiếm lời siêu nhanh dù biết đang vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó chính là nhu cầu dùng “hàng hiệu” nhưng lại có giá… siêu rẻ của một bộ phận người tiêu dùng khiến cánh buôn đồng hồ giả nghĩ ra nhiều chiêu trò để lừa khách hàng.
Để sở hữu được một chiếc đồng hồ hàng xịn thực tế người tiêu dùng sẽ phải chi trả số tiền lên tới đến hàng chục triệu đồng hoặc hàng trăm triệu đồng. Với con số không nhỏ như vậy, không phải người tiêu dùng nào cũng đủ khả năng chi trả. Tuy nhiên, nhiều người dù hầu bao hạn hẹp nhưng lại vẫn muốn được đeo trên tay một phiên bản đồng hồ “hàng hiệu” với giá chỉ… vài triệu đồng. Đặc biệt, những chiếc đồng hồ giả này lại giống thật đến mức khó tin khiến nhiều người tiêu dùng dễ dàng móc hầu bao. Câu chuyện tưởng như đùa nhưng lại là sự thật và đây cũng là cơ hội cho các “gian thương” kiếm lời.
Thực tế, theo ghi nhận của PV, trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội hoạt động buôn bán đồng hồ giả diễn ra rầm rộ. Đa phần cánh buôn bán đồng hồ giả đều sử dụng những công cụ này để bán hàng.
Tiết lộ với PV, một dân buôn đồng hồ chuyên đánh hàng đồng hồ “hàng hiệu” giá siêu rẻ tại Hà Nội cho biết, đa phần hàng đều được dân buôn lặn lội sang Hong Kong, Singapore, một số tỉnh sát biên giới Việt Nam – Trung Quốc để đánh hàng. Hàng giả cũng có nhiều loại, giá cả cũng khác nhau. Với những loại hàng “super fake” thì có giá cao hơn vì làm khá cầu kì và rất giống với hàng thật. Người sành cũng rất khó phát hiện. Giá có thể lên tới hàng triệu đồng/ chiếc nên khi về Việt Nam sẽ được đẩy lên hàng chục triệu đồng với cái mác “hàng chính hãng” cũng có. Đặc biệt, dân buôn muốn hãng nào cũng có và đều được sản xuất sẵn.
"Ma trận" đồng hồ giả với những chiêu trò tinh vì khiến nhiều người tiêu dùng muốn dùng "hàng hiệu giá rẻ" dễ dàng sập bẫy. |
Còn đối với những loại “bán buôn” thì chủ yếu phía bên các công ty Trung Quốc sẽ bán theo lô đặt hàng chứ không bán lẻ. Giá loại “bán buôn” này cũng rất rẻ và chia thành nhiều loại “fake” khác nhau. Càng cầu kì thì về Việt Nam càng được giá.
Sau khi về Việt Nam, các loại đồng hồ cộp mác hàng hiệu này sẽ được thổi giá lên với nhiều mức giá khác nhau. Đầu tiên sẽ được chạy “quảng cáo” và sử dụng các hình ảnh long lanh “xào nấu” từ nhiều nguồn khác nhau để hút khách.
Cũng theo dân buôn này tiết lộ, hiện nay, thị phần khách hàng thích “hàng hiệu giá rẻ” đang rất tiềm năng nên các shop Online bán mặt hàng đồng hồ giả nở rộ như nấm mọc sau mưa, cạnh tranh rất khốc liệt. Để cạnh tranh khách, đủ các chiêu trò được các chủ shop tung ra như mua hàng sẽ có kèm theo một loạt các hình thức khuyến mại, mua 2 tặng 1, giảm giá kịch sàn, tặng kèm quà tặng, bảo hành 3 năm v.v…
Bên cạnh đó, chủ các shop bán đồng hồ giả còn lợi dụng hình ảnh đồng hồ của các cửa hàng chính hãng để rao bán khiến khách hàng tin “sái cổ”. Mặc dù thực tế đã có không ít trường hợp dính “quả đắng” khi hàng đặt về khác xa so với sản phẩm trên mạng.
Hình ảnh được quảng cáo đồng hồ "xịn" được một trang bán đồng hồ nhái sử dụng rất "lung linh". |
Gần đây, khi các cửa hàng mang danh “đồng hồ chính hãng” mọc lên rất nhiều, bên cạnh chiêu trò câu khách Online, nhiều chủ cửa hàng bán đồng hồ nhái còn thuê hẳn cửa hàng kinh doanh với địa chỉ rất rõ ràng tại Hà Nội hay các tỉnh thành khác. Điều này vô cùng quan trọng quyết định tâm lý khách hàng bởi khi mua khách hàng sẽ “tin tưởng” hơn rất nhiều vì cửa hàng có địa chỉ nếu có vấn đề còn… bắt đền được.
Với những cửa hàng kiểu này, chủ cửa hàng cần một số vốn cũng không nhỏ nên dùng “chiêu” cao hơn đó là trà trộn hàng giả vào hàng thật. Nghĩa là cửa hàng sẽ có cả hàng thật để “loè” khách. Khiến khách hàng bị nhầm lẫn.
Nhiều người tiêu dùng dễ bị lừa bởi những cái tên "rất Tây" với giá siêu rẻ kèm theo rất nhiều khuyến mại. |
Đặc biệt, với các cửa hàng kiểu này còn sẵn sàng cam đoan 100% là hàng chính hãng, có chế độ bảo hành cho người mua hàng… tại cửa hàng, sổ bảo hành in với đủ thứ tiếng v.v…
Tinh vi hơn nữa đó là hình thức bán các loại đồng hồ giả trà trộn với các loại đồng hồ thật với những cái tên nghe “rất Tây” và được gắn mác Made in Germany, Swiss made… Với những khách hàng không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị hoa mắt khi được tư vấn “hàng hiệu giá rẻ” nhưng thực tế lại mua với giá rất cao. Đây có thể nói là một trong những trò để lừa bịp người tiêu dùng theo hình thức “treo đầu dê bán thịt chó” mà nhiều người tiêu dùng thường hay mắc bẫy (!?)
(Theo Tiền phong)
Phát hiện 21 đồng hồ Thụy Sỹ quấn trên người tại Tân Sơn Nhất
Cục Hải quan TP.HCM vừa phát hiện một người đàn ông buôn lậu hàng chục đồng hồ Thụy Sỹ từ Hong Kong qua cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
Chiếc đồng hồ Rolex cũ rích, trầy xước được bán giá hơn 3,5 tỷ
Một chiếc đồng hồ Rolex cũ được bán đấu giá với mức khởi điểm 120.000 bảng Anh chỉ bởi vì một lý do đặc biệt.
Đồng hồ của ông Putin được bán đấu giá 36 tỷ đồng?
Đồng hồ Patek Philippe của một người tên Vladimir Putin có thể được bán với giá lên tới 1,6 triệu USD, trong phiên đấu giá vào tháng 7 tới.
Hai chiếc đồng hồ tổ chim trị giá 24 tỷ đồng tại Hà Nội
Toàn bộ phần vỏ và các chi tiết của đồng hồ được làm bằng vàng ròng, thiết kế hoàn toàn thủ công. Giá trị mỗi chiếc đồng hồ chim hót này lên tới hàng chục tỷ đồng.
Đồng hồ 1 triệu USD của ông Putin sẽ được đem ra đấu giá?
Chiếc đồng hồ Patek Philippe 5208P với tên người đấu giá trùng với tên Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ được ủy quyền bán đấu giá tại Monaco trong tháng 7 tới đây.
Vì sao đồng hồ Rolex của vua Bảo Đại 'được giá' nhất thế giới?
Đồng hồ Rolex thuộc sở hữu của vị Hoàng đế Việt Nam cuối cùng, đã trở thành chiếc Rolex đắt giá lịch sử tại phiên đấu giá ở Thụy Sĩ.