Sau vụ mất trộm nhánh cây sưa, người dân thôn Phụ Chính đã họp thống nhất thành lập tổ bảo vệ gồm 8 người thay nhau bảo vệ cây sưa cả ngày lẫn đêm.

Một nhánh của cây sưa khổng lồ ở Hà Nội từng được bán đấu giá 31 tỷ đồng

Hà Nội đồng ý cho người dân bán 'cây sưa trăm tỷ'

Chuyện ly kỳ cây sưa trăm tỷ mặc áo giáp sắt ở Hà Nội

Theo lời kể của các cụ cao niên thôn Phụ Chính (xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vào thời gian cao điểm những năm 2009, 2010, cây sưa đỏ có tuổi thọ hàng trăm năm nằm trong khuôn viên chùa làng được thương lái đến trả tới mức giá 100 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau khi một phần cành, thân cây được chặt hạ, bán cho ông Dương Văn Thái (Bắc Ninh) với mức giá 20,5 tỷ đồng hồi năm 2010 và những “lình xình” kéo dài đến nay dẫn đến phần còn lại của cây sưa đang trong cảnh chết dần.

{keywords}
Cây sưa tại chùa Phụ Chính từng được trả giá 100 tỷ đồng.

Chính vì thế, người dân mong muốn thành phố Hà Nội sớm chấp thuận để đưa cây sưa bán đấu giá công khai.

Trụ trì chùa thôn Phụ Chính chia sẻ, để cây sưa lại vào lúc này là không hợp lý, cây đang ngày một chết dần. Nhiều ý kiến lo sợ sau này có bán cũng không ai còn muốn mua, như thế thật quá lãng phí.

“Chúng tôi mong chính quyền địa phương bán cây sưa vừa để có kinh phí trùng tu các công trình phúc lợi, lại không phải sống trong cảnh bất an, lo lắng cây bị chặt hạ như hiện nay”, trụ trì chùa thôn Phụ Chính chia sẻ.

{keywords}
Người dân làng đề phòng cây sưa bị trộm đã dùng sắt quấn quanh thân cây để bảo vệ.

Câu chuyện cây sưa quý trong khuôn viên chùa bị cưa trộm đã không còn quá xa lạ với người dân địa phương. Ông Trần Thanh Tú (66 tuổi) kể: “Ngay từ thời điểm tháng 8 năm 2013, lợi dụng cơn bão trái mùa, khi cả làng đang yên giấc, kẻ gian đã ra tay cưa trộm ngang thân cây sưa quý trong sân chùa. Lần ấy, trộm lấy đi 2 khúc gỗ lớn, tổng độ dài khoảng 2m30, đường kính khoảng 40cm. Chúng để lại phần ngọn đường kính nhỏ hơn với độ dài khoảng 3m”.

Sau sự kiện chấn động ấy, cả làng Phụ Chính thống nhất góp của góp công, mua dây thép gai và sắt về hàn rào bảo vệ cho gốc sưa thật chắc chắn. Các cụ cao tuổi trong làng cũng gợi ý thành lập một tổ bảo vệ, cắt cử trông nom gốc sưa hàng ngày.

{keywords}
Tổ bảo vệ hoạt động và trông nom cây sưa đến nay đã nhiều năm chưa nhận được một đồng tiền công nào.

Đã 5 năm, đều đặn mỗi tối, các thành viên của tổ bảo vệ cẩn thận trông giữ sự an toàn của cây sưa trong sân chùa, từ 10h đêm đến sáng hôm sau.

Ông Tú cho biết: “Đêm đến, chúng tôi phân chia nhau ngủ lại tại chùa hoặc nhà văn hóa. Không kể mưa gió, rét mướt, chúng tôi đều thường trực tại đây, toàn người “máu” nên chả nề hà, lo sợ gì. Kể từ hồi có tổ bảo vệ thì chưa có thêm hiện tượng trộm cắp nào. Thỉnh thoảng không phải ca trực nhưng khi tôi đảo đi thăm một vòng vào sáng sớm cũng có phát hiện vài đối tượng lạ khả nghi lượn lờ, dòm ngó”.

{keywords}
Cận cảnh mối mọt đục khắp thân cây.

Cũng vào năm 2013, sau khi đội bảo vệ cắt gọn và khuân gỗ về nhà văn hóa thì nhận được thông tin có dấu hiệu nguy hiểm nên phải chuyển về trụ sở UBND xã cho yên tâm. Ngay trong đêm ấy, cả xã tập trung lực lượng, thuê xe công nông cùng vận chuyển gỗ.

Tin đồn khiến đội bảo vệ nơm nớp lo sợ không vận chuyển ngay thì một là sẽ bị bọn trộm càn quét, vơ vét sạch, hai là bị giết ngay trong đêm. Hai ngày sau, thấy an toàn nên dân làng lại tập trung vận chuyển toàn bộ số gỗ về nhà văn hóa xã, lưu trữ tới bây giờ.

Để đảm bảo an toàn cho khối tài sản lớn, toàn xã quyết định dựng một “mật thất” nhỏ cất giữ gỗ và niêm phong cẩn thận.

{keywords}
Cây sưa đỏ cổ thụ nằm trong khuôn viên chùa ở thôn Phụ Chính.

Hiện nay, nguyện vọng của người dân trong thôn là được bán đấu giá cây sưa để tu bổ các công trình phúc lợi. Nguyện vọng này cũng đã được đề bạt lên các cấp chính quyền từ lâu và đến nay vẫn chưa có quyết định cuối cùng về số phận của “cụ sưa”.

Cây sưa làng Phụ Chính giá trị không cao?

Ông Hoa Chinh (một người chuyên làm đồ gỗ ở Phú Xuyên, Hà Nội) cho rằng, với gỗ sưa có một số điều cần quan tâm là lõi và vân gỗ. Nếu 2 phần này đảm bảo thì giá trị cây gỗ sẽ rất cao.

Tuy nhiên, với cây gỗ sưa làng Phụ Chính, theo ông Chinh, cây đang chết dần và phần lõi cũng không còn tốt nên chắc chắn giá trị sẽ không cao.

Thêm vào đó, so với cách đây chục năm, giá gỗ sưa hiện nay, ông Chinh cho biết, đã giảm rất mạnh.

Cụ thể, trước đây, gỗ sưa loại 1 là cây cổ thụ lâu năm, có đường kính lớn từ 50cm trở lên dài thẳng được mua với mức 20 - 25 triệu/kg, thậm chí cao điểm nhất lên tới 35 - 40 triệu/kg, các loại 2, 3, 4, 5 cũng từ 3 - 15 triệu/kg nhưng hiện nay giá xuống thấp hơn nhiều.

“Trước đây, chủ yếu gỗ sưa có giá là do phía Trung Quốc truy lùng, thu mua nhiều nhưng đến thời điểm hiện nay, không mấy ai mua nữa. Hơn nữa, muốn mua gỗ sưa phải khoan vào thân cây để kiểm tra chứ không thể nào chỉ nhìn bên ngoài mà phát giá được”, ông Chinh nhấn mạnh.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Cây sưa 200 tuổi mục nát, 100 tỷ thành củi mục: Cả làng phát sốt

Cây sưa 200 tuổi mục nát, 100 tỷ thành củi mục: Cả làng phát sốt

Lo lắng cây sưa từng được định giá 100 tỷ đồng sẽ mục nát, người dân địa phương mong giới chức Hà Nội sẽ tổ chức bán đấu giá công khai, lấy kinh phí tu bổ cho công trình phúc lợi.

Đại gia 15 năm buôn gỗ sưa bị lừa mất trắng bạc tỷ

Đại gia 15 năm buôn gỗ sưa bị lừa mất trắng bạc tỷ

Biết về gỗ sưa đã gần 15 năm nhưng anh N.V.T. (Thường Tín, Hà Nội) vẫn bị lái buôn lừa mất trắng cả tỷ bạc..

Cây sưa 100 tỷ đồng: Dân xót ruột chờ bán chia nhau

Cây sưa 100 tỷ đồng: Dân xót ruột chờ bán chia nhau

Người dân thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính (Hà Nội) đang ngày đêm xót xa nhìn cây sưa từng được trả 100 tỉ đồng, được ví như khối “vàng lộ thiên” của làng chết dần mà không xin được giấy phép để bán.

Đào được khúc gỗ sưa quý hiếm ở vuông tôm, giá 1,5 tỷ chưa bán

Đào được khúc gỗ sưa quý hiếm ở vuông tôm, giá 1,5 tỷ chưa bán

Theo ông Phước, ở địa phương hiện không có loài gỗ này. “Rất có thể, khúc gỗ đã trôi ngoài biển nhiều năm, nhiều tháng trước khi tấp vô...