Theo đề xuất của Công ty Cổ phần Quản lý và Kinh doanh chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức (chợ Thủ Đức) về việc tổ chức hoạt động trung chuyển hàng hóa tạm thời tại chợ và sự thống nhất của Sở Công Thương TP.HCM.
Điểm tiếp nhận trung chuyển hàng hóa được tổ chức tại 2 bãi container trong khuôn viên chợ (tổng diện tích 16.500m2). Cụ thể:
Bãi xe container số 1, tổ chức là bãi dừng đỗ xe trong thời gian chờ thực hiện trung chuyển hàng hóa nhằm thuận tiện trong công tác điều tiết giao thông và tránh gây ùn tắc xe trên quốc lộ 1A, rộng 8.000 m2;
Khu vực được trưng dụng làm điểm tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa |
Bãi xe container số 2, thực hiện kẻ vạch phân chia thành các ô tiếp nhận hàng trung chuyển, đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các điểm. Phân luồng, tuyến xe nhập hàng và xe nhận hàng hợp lý, đảm bảo công tác phòng chống dịch và không gây ùn tắc giao thông. Dự kiến tổ chức 18 điểm trung chuyển hàng hóa (8 điểm kinh doanh rau củ, 10 điểm kinh doanh trái cây).
Theo chính quyền TP. Thủ Đức, việc điều tiết, phân luồng để thực hiện đầu mối trung chuyển hàng hóa tại chợ Thủ Đức nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn, đặc biệt trong giai đoạn thành phố thực hiện giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, ngăn chặn lợi dụng việc đầu cơ, găm hàng, tăng giá gây bức xúc trong dư luận, để người dân an tâm, chủ động trong công tác phòng, chống dịch, không để lây lan trong cộng đồng, đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân dân.
Phương án trên bắt đầu thực hiện từ 16h ngày 11/7.
TP. Thủ Đức đề nghị các trường hợp ra vào chợ thời gian này phải lập nhật ký ghi nhận, theo dõi. Chỉ cho thương nhân, người phụ việc, người mua hàng, lái xe, phụ xe vào chợ khi đã xuất trình được giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực trong vòng 72 giờ theo quy định. Tuyệt đối không cho vào chợ các trường hợp không có giấy xét nghiệm.
Người dân xếp hàng đi siêu thị TP.HCM |
Bên cạnh đó, tất cả xe ra vào chợ phải có giấy chứng nhận phương tiện (QR Code) của Sở Giao thông vận tải thành phố. Sở Công Thương làm việc với Sở Giao thông vận tải TP.HCM để cung cấp QR Code ra vào thành phố cho các xe vận chuyển nông sản từ các tỉnh.
Trong trường hợp Chợ Thủ Đức không đảm bảo thực hiện đúng các nội dung theo yêu cầu, UBND TP. Thủ Đức sẽ không phối hợp thực hiện phương án điều tiết, phân luồng để thực hiện đầu mối trung chuyển hàng hóa tại chợ.
Trước đó, cùng với chợ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn, chợ đầu mối Thủ Đức đã tạm ngưng hoạt động mua bán trực tiếp tại chợ. Việc cả 3 chợ đầu mối tạm ngưng hoạt động khiến nguồn cung hàng hóa cho thành phố giảm; đặc biệt mặt hàng như rau, củ, quả khan hiếm và tăng giá.
Quảng Định
Rau từ Đà Lạt về Sài Gòn: 'Ùn ứ chất như núi, sao mà ăn được đây?’
Nhiều người tại TP.HCM có xu hướng đặt rau từ Đà Lạt về ăn, nhưng ít người biết quá trình vận chuyển, bảo quản mặt hàng này gặp nhiều vấn đề.