Những người ăn xin ở Trung Quốc đã gạ gẫm xin tiền bằng cách sử dụng mã QR và ví điện tử. Rõ ràng, những kẻ ăn xin này đã trở thành một cảnh tượng phổ biến ở Trung Quốc sau sự bùng nổ công nghệ cao trong nước.
Theo tờ The Times, Trung Quốc có thể đang trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ nhưng khi nói đến công nghệ, nước này lại vượt qua Mỹ và châu Âu trong nhiều lĩnh vực.
Nhiều bài báo cho biết rằng, những người ăn xin ở Trung Quốc đã sử dụng thanh toán di động để tăng cơ hội được cho tiền.
Một bà lão ăn xin người Trung Quốc đang xin tiền bằng máy POS quẹt thẻ ATM. (Nguồn: The Times) |
Tờ Business Today cho biết, những người này có thể được tìm thấy gần các địa điểm du lịch và ga tàu điện ngầm trên khắp các tỉnh của Trung Quốc. Với việc thanh toán kỹ thuật số và mã QR đã là một hình thức phổ biến của các giao dịch tiền ở Trung Quốc, những người ăn xin coi đây là một cơ hội tốt hơn để nhận được tiền.
Theo đó, những người ăn xin hiểu biết về công nghệ này của Trung Quốc thường mang theo một bản in sẵn mã QR trong những chiếc bát ăn xin của họ. Sau đó, họ yêu cầu mọi người quét các mã này để quyên góp thông qua Alipay của Alibaba Group hoặc Wallet WeChat của Tencent, 2 trong số những ví điện tử phổ biến nhất ở Trung Quốc.
Những người ăn xin ở Trung Quốc đã sử dụng mã QR và thanh toán di động để dụ dỗ mọi người rủ lòng thương. (Nguồn: BT) |
Nếu bạn đang suy nghĩ làm thế nào những người ăn xin có đủ khả năng sở hữu một điện thoại thông minh để nhận tiền thông qua thanh toán di động, thì có thể nói, những người ăn xin này giàu hơn bạn tưởng.
Theo một bài báo của China Channel, những người ăn xin này được các doanh nghiệp nhỏ và các công ty khởi nghiệp địa phương trả tiền cho mỗi lần quét mã họ nhận được. Bản quét cho phép các doanh nghiệp này thu thập dữ liệu người dùng thông qua các ứng dụng ví điện tử, sau đó được xử lý và bán cho mục đích tiếp thị.
Tuy nhiên, những người ăn xin không được cho tiền khi quét mã QR được tài trợ. Điều này càng khuyến khích mọi người quét mã này nhiều hơn. Sau khi nhận được dữ liệu người dùng và chi tiết liên lạc bằng cách quét, các doanh nghiệp địa phương gửi quảng cáo đến người dùng trên WeChat. Các công ty sau đó mới trả tiền cho mỗi lần quét mã mà ăn xin nhận được.
Nhiều nguồn tin cho biết rằng, một kẻ ăn xin sẽ được nhận từ 1,5 - 0,7 Nhân dân tệ cho mỗi lần quét mã họ nhận được.
Đáng nói, trong 45 giờ làm việc/1 tuần, một kẻ ăn xin có thể kiếm được hơn 4.500 Nhân dân tệ (hơn 15 triệu đồng) với cách ăn xin này.
(Theo Dân trí)
Nghệ An: Đi vớt củi trúng báu vật trăm tuổi giữa dòng nước lũ
Bố con ông Lô Văn Duyên (bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) không ngờ giữa dòng nước lũ, chìm giữa rác rưởi, củi vụn là một báu vật trăm tuổi hiếm có
Tinh hoàn cá: Của quý Nhật Bản, bà lùng mua bồi bổ cho ông
Tinh hoàn của cá đực nghe có vẻ kinh dị nhưng lại là một món ăn đặc sản nổi tiếng ở Nhật Bản. Giới nhà giàu Việt đang săn mua đặc sản này về tẩm bổ dù giá của chúng lên tới vài triệu đồng/kg.
Ô tô SUV 7 chỗ giảm 500 triệu đồng: Bùng nổ xe lớn giá mềm
Phân khúc SUV 7 chỗ đang sôi động bởi một loạt mẫu xe mới nhập khẩu nguyên chiếc vừa xuất hiện. Với những tính năng hiện đại và thiết kế ấn tượng, khách hàng có thêm nhiều lựa chọn trong tầm giá xe trên 1 tỷ đồng.
Hoãn xử, ly hôn vợ chồng 'vua' cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ bế tắc
Theo dự kiến, sáng nay 5/9, phiên tòa xử ly hôn giữa vợ chồng chủ Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên sẽ diễn ra tại TP.HCM. Tuy nhiên, Hội đồng Xét xử quyết định hoãn phiên xử lại.
Phán quyết ly hôn ngàn tỷ vợ chồng 'vua cà phê' Đặng Lê Nguyên Vũ
Hôm nay 5/9, hai vợ chồng vua cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo sẽ đến tòa để nhận phán quyết về việc ly hôn.
Một cách nhìn về thanh toán biên mậu tại khu vực biên giới Việt-Trung
Đọc kỹ Thông tư 19 và các văn bản pháp quy mà trên cơ sở đó Thông tư này ra đời, tôi hiểu ra và trút bỏ được những nỗi lo ban đầu.
Loại quả 'cứu tinh' tương lai thế giới, thứ tầm thường lăn lóc ở Việt Nam
Loại quả vốn bị dân Việt thờ ơ, bày bán tràn lan ở vỉa hè, chợ cóc với giá rẻ lại là siêu thực phẩm hoàn hảo, thay thế thịt trong tương lai.