Các sản phẩm kem đanh răng từ than ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên loại kem thường không chứa fluoride để giúp bảo vệ răng. Và hiện tại không có bằng chứng khoa học chứng minh cho tác dụng làm trắng răng như nhiều quảng cáo vẫn nói.

Than hoạt tính lần đầu tiên được sử dụng cho mục đích vệ sinh răng miệng ở Hy Lạp cổ đại, như một cách để loại bỏ vết bẩn khỏi răng và giảm mùi khó chịu do các bệnh về nướu.

{keywords}
Ảnh: Getty Images

Hiệu ứng người nổi tiếng

Tiến sĩ Joseph Greenwall-Cohen, đồng tác giả của nghiên cứu từ Trường Nha khoa Đại học Manchester, cho biết "ngày càng nhiều cửa hàng bán kem đánh răng và bột làm từ than hoạt tính, sau khi nhiều người nổi tiếng bắt đầu nói về việc sử dụng loại kem này”. Tuy nhiên, những tuyên bố mà họ đưa ra chưa được chứng minh trong bản đánh giá năm 2017 của Hoa Kỳ về 50 sản phẩm.
 
Một số người nói rằng loại kem này có tác dụng "chống vi khuẩn" hoặc "chống nấm", giúp "làm trắng răng" và "giảm sâu răng". Do đó mọi người thường xuyên đánh răng với các sản phẩm làm từ than với hy vọng rằng họ sẽ có "một lựa chọn làm trắng răng nhanh với chi phí thấp".

“Đừng tin vào sự cường điệu”

Tiến sĩ Greenwall-Cohen cho biết kem đánh răng từ than có tính mài mòn cao hơn so với kem đánh răng thông thường, có khả năng gây nguy hiểm cho men răng và nướu răng.

Các loại than có trong kem đánh răng thường là một dạng bột mịn của than đã được xử lý. Than có thể được làm từ vỏ hạt, vỏ dừa, tre và than bùn, và có thể cả gỗ.

Giáo sư Damien Walmsley, từ Hiệp hội Nha khoa Anh, cho biết: "Kem đánh răng bằng than không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho bất cứ ai tìm kiếm một nụ cười hoàn hảo, và đi kèm với rủi ro thực sự.”

"Vì vậy, đừng tin vào sự cường điệu. Bất cứ ai quan tâm đến việc làm trắng răng mà không thể thay đổi do chế độ ăn uống, hoặc cải thiện vệ sinh răng miệng thì nên đến gặp nha sĩ".

(Theo Viet Q)