Nhờ một nhà hàng ở biển Sầm Sơn hấp 14kg tôm, anh Quang và những người trong công ty tá hỏa khi thanh toán phí... hấp tôm là 2,8 triệu đồng. 

Cửa Lò, Nghệ An là khu du lịch biển thu hút hàng vạn du khách mỗi dịp hè về. Nhiều năm gần đây, với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, môi trường du lịch Cửa Lò đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, mùa du lịch năm nay, du lịch Cửa Lò vẫn còn những “hạt sạn” cần chấn chỉnh. 

Theo phản ánh của anh Nguyễn Văn Thành, trú tại Hà Nội, giữa tháng 7-2018, anh và gia đình đến Cửa Lò nghỉ mát. Chọn một nhà hàng hải sản có tiếng tại Cửa Lò, anh Thành gọi nhiều món ăn trong đó có món mực hấp. 

Theo giá mà chủ quán thông báo thì 1kg mực có giá 175.000 đồng. Thấy mực khá tươi ngon, anh Thành gọi 2 đĩa chia đều mỗi đĩa 1 kg. Đến lúc ăn xong và gọi thanh toán, anh Thành thắc mắc khi thấy hóa đơn ghi 200.000 đồng/ đĩa mực trong khi giá được thông báo là 175.000 đồng. 

Lúc này bà chủ quán mới giải thích: “Thế chẳng là em đồng ý làm mỗi đĩa mực thành 200.000 đồng cho đầy đặn còn gì”. Anh Thành khá bất ngờ bởi lời giải thích của chủ quán. Anh cho biết, số tiền mà chủ quán tính chênh lên không nhiều nhưng chắc chắn anh không thỏa thuận kiểu “đầy đặn đĩa” như thế. 

“Mình không thích đôi co nên đành rút tiền ra trả. Tuy nhiên, thử hỏi, nếu áp dụng chiêu thỏa thuận không rõ ràng như thế, một ngày chỉ cần 10 đoàn khách là nhà hàng đã có thể thu về con số tiền triệu”, anh Thành bức xúc. 

{keywords}
Còn một số “hạt sạn” tại khu du lịch biển Sầm Sơn, Cửa Lò… khiến du khách chưa hài lòng. Ảnh chụp tại Cửa Lò tháng 7/2018

Còn anh Nguyễn Thành Long, trú tại TP Hải Phòng thì cho hay, đầu tháng 7-2018, cơ quan anh tổ chức cho nhân viên nghỉ  và ăn tại khách sạn V trên đường Bình Minh, thị xã Cửa Lò. 

Trong một bữa ăn tối, nhân viên cơ quan mua mực sim nhờ nhà hàng hấp ăn và đã tính thêm phí phục vụ. Thế nhưng, lúc lên bàn ăn, ai cũng phải trố mắt ngạc nhiên khi đĩa mực nào cũng đen xì. Anh Long hỏi nhân viên bếp ăn của nhà hàng thì nhận được câu trả lời là do sơ chế không cẩn thận. Thử hỏi, với kinh nghiệm chế biến hải sản tại một khu du lịch biển liệu có đầu bếp nhà hàng nào lại sơ ý đến mức để xảy ra “tai nạn” với món mực hấp như vậy hay không? 

Sự việc này thực sự đã để lại hình ảnh không đẹp về du lịch Cửa Lò trong lòng anh Long.

Tại khu du lịch Sầm Sơn, Thanh Hóa năm nay, hầu hết các nhà hàng, quán ăn đều đã có bảng giá niêm yết giúp khách du lịch có thể yên tâm lựa chọn đồ ăn mà không lo bị chặt chém. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số du khách thì họ lại bị các nhà hàng, quán ăn “chém đẹp” ở các loại phụ phí. 

{keywords}
Nhờ hấp 14 kg tôm, nhóm khách Hà Nội phải trả 2,8 triệu đồng khi đi du lịch Sầm Sơn (ảnh minh họa)

Như trường hợp của anh Trần Quang Thanh, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Giữa tháng 6-2018, công ty anh Quang tổ chức cho khoảng gần 200 nhân viên đến Sầm Sơn du lịch và đăng ký ăn nghỉ tại khách sạn N.Đ trên đường Hồ Xuân Hương, TP. Sầm Sơn. 

 

Sau bữa ăn đầu tiên tại nhà hàng, bữa ăn thứ 2 anh Quang quyết định mua thêm tôm tươi ở chợ về nhờ bếp ăn của khách sạn hấp cùng với các món ăn đã đặt trước. Tuy nhiên, điều khiến anh Quang giật mình giá phục vụ với 14kg tôm mà anh mua được nhà hàng tính quá cao. 

“Nhà hàng tính phí phục vụ với 14kg tôm là 2,8 triệu đồng. Họ lý giải, mỗi đĩa tôm được tính thêm 100.000 đồng phí. 14kg tôm chia thành 28 đĩa thì tổng phí phục vụ là 2,8 triệu đồng”, anh Quang cho biết. 

Còn đối với mỗi con hàu nướng, nhà bếp cũng tính phí phục vụ 20.000 đồng/con trong khi hàu tươi bán ngoài thị trường chỉ khoảng 3.000 đồng/con. Vẫn biết thuận mua vừa bán nhưng với việc tính phí phục vụ quá cao như vậy cũng là điều khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi đến với Sầm Sơn.

Những “hạt sạn” tuy nhỏ nhưng cũng đã để lại những ấn tượng không đẹp của du khách khi đến với khu du lịch biển Sầm Sơn, Cửa Lò… Thiết nghĩ, cùng với sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, mỗi người kinh doanh cũng cần phải đề cao chữ “tâm” bên cạnh lợi nhuận.

(Theo Công an nhân dân)

Du xuân bị chặt chém: Tô bún 150 ngàn, vé xe tăng gấp đôi

Du xuân bị chặt chém: Tô bún 150 ngàn, vé xe tăng gấp đôi

Lợi dụng những ngày đầu năm, nhiều dịch vụ như ăn uống, gửi xe, vận tải,... đã thả cửa “chặt chém” khách du lịch và người dân đi chơi dịp Tết.

Chặt chém đầu năm: 150.000 đồng bát bún 'vớt không được con ốc nào'

Chặt chém đầu năm: 150.000 đồng bát bún 'vớt không được con ốc nào'

Có những bát bún lõng bõng nước mà giá cao "cắt cổ". Thậm chí, có quán vỉa hè "chém" 150.000 đồng một bát bún ốc mà "không vớt được con ốc nào".

Chặt chém khiếp đảm: Bữa ăn trên tàu 8 triệu, túi bánh rán 700 ngàn

Chặt chém khiếp đảm: Bữa ăn trên tàu 8 triệu, túi bánh rán 700 ngàn

Năm qua, du lịch Việt Nam vướng phải không ít những sự việc “ồn ào” gây bức xúc dư luận liên quan đến tình trạng “chặt chém”, móc túi khách hàng tại các địa điểm du lịch nổi tiếng.

Mua vòng nhựa, bông tai giả bạc, khách Tây bị 'chặt chém' 1.100 USD

Mua vòng nhựa, bông tai giả bạc, khách Tây bị 'chặt chém' 1.100 USD

Mua 3 vòng nhựa sơn mài, 2 đôi bông tai chất liệu inox giả bạc, một khách du lịch Đức đã phải trả giá 1.100 USD (xấp xỉ 25 triệu đồng).

Đánh đôi giày cho khách nam thanh niên 'chặt chém' 300.000 đồng

Đánh đôi giày cho khách nam thanh niên 'chặt chém' 300.000 đồng

Chỉ đánh một đôi giày Phương lấy giá 300.000 đồng, với hành vi “chặt chém” nam thanh niên này đã bị đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội để quản lý.

Nhà hàng ở Đà Nẵng bị tố 'chặt chém': Phát hiện bán giá cao hơn niêm yết

Nhà hàng ở Đà Nẵng bị tố 'chặt chém': Phát hiện bán giá cao hơn niêm yết

Sau khi tiến hành kiểm tra nhà hàng bị tố "chặt chém" của du khách, cơ quan chức năng TP. Đà Nẵng phát hiện, nhà hàng này bán các món thịt ram mặn và trứng chiên cao hơn giá niêm yết.