Hiện nay, nhiều nhà vườn trồng cây chanh thương phẩm ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang rất khốn khó khi loại trái cây này trúng mùa nhưng đầu ra gặp trở ngại. Nhiều vườn chanh tới mùa thu hoạch nhưng bị chủ vườn bỏ phế.

Đáng quan ngại là tại các xã phía Nam Quốc lộ 1 - vùng tâm điểm dịch bệnh của huyện Cái Bè như Hậu Mỹ Bắc A, xã Hậu Mỹ Bắc B, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú, Hòa Khánh, Mỹ Đức Đông…  trái chanh chỉ ở mức 1.000 đồng - 1.500 đồng/kg. Riêng ở các vùng hẻo lánh, xa  đường giao thông trái chanh không bán được. Nhiều nhà vườn bỏ phế vườn chanh dù trái có chất lượng tốt.

Huyện Cái Bè là địa phương có diện tích cây chanh thương phẩm lớn nhất ở tỉnh Tiền Giang với hơn 5.000 ha. Với mức giá bán chanh như hiện nay, người trồng cây chanh không có lãi, thậm chỉ bị thua lỗ.

{keywords}
Nhà vườn xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè thu hoạch trái chanh không vui vì giá quá thấp.

Nguyên nhân trái chanh ở huyện Cái Bè bị ế ẩm là do gần đây dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại địa phương này. Nhiều khu vực tổ chức chốt chặn, không cho thương lái từ nơi khác vào nên rất khó giải quyết đầu ra nông sản nhất là trái chanh đang vào vụ thu hoạch rộ. Toàn huyện Cái Bè đã có hàng nghìn tấn chanh cần được giải cứu.

Ông Nguyễn Văn Giáp, chủ vườn chanh tại xã Hậu Mỹ Trinh cũng như nhiều nhà vườn khác mong chính quyền và ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ người dân trong khâu vận chuyển, để sớm giải quyết giải quyết đầu ra cho trái chanh đang bị tồn đọng ngày càng lớn.

“Người trồng chanh hiện nay đang rất lo lắng khi chanh giảm giá mạnh nhưng vẫn rất khó tiêu thụ. Ngay trong xóm hiện đang tồn đọng hàng trăm tấn chanh không tiêu thụ được vì các chốt phòng dịch không cho người dân đưa chanh ra, thương lái càng không vào nhập được hàng. Trong khi đó, ở ngoài vùng dịch giá chanh vẫn cao như ở tỉnh Đồng Tháp, giá thu mua chanh vẫn ở mức 3.000 - 4.000 đồng/kg. Nếu không có phương án giải quyết nhiều người dân sẽ lâm vào cảnh trắng tay”, ông Giáp cho biết.

(Theo VOV)

Trồng thứ tưởng đã biến mất ở Việt Nam, nhàn tênh mà 'hốt' tiền

Trồng thứ tưởng đã biến mất ở Việt Nam, nhàn tênh mà 'hốt' tiền

Loại cây này trồng đơn giản, người trồng cũng không cần chăm sóc quá nhiều song tiền thu về lớn.