Trước nguyện vọng của người dân ở thôn Phụ Chính xin được bán “cây sưa trăm tỷ” từ nhiều năm nay, lãnh đạo UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ) cho biết, UBND TP Hà Nội đã có văn bản nhất trí cho người dân bán.
Chuyện ly kỳ cây sưa trăm tỷ mặc áo giáp sắt ở Hà Nội
Cây sưa 200 tuổi mục nát, 100 tỷ thành củi mục: Cả làng phát sốt
Cây sưa 100 tỷ đồng: Dân xót ruột chờ bán chia nhau
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, ngày 5/10 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có văn bản đồng ý cho phép người dân ở thôn Phụ Chính được bán cây sưa ước tính trị giá khoảng 100 tỷ đồng.
“Tới đây, Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Hà Nội cùng UBND huyện sẽ về làm thủ tục cụ thể” - ông Chính cho hay.
Cây sưa đỏ 130 năm tuổi có đường kính khoảng 1m, cao khoảng 4m (Ảnh: Nguyễn Trường). |
Nằm trong khuôn viên ngôi chùa ở thôn Phụ Chính, cây sưa đỏ này có tuổi đời trên 130 năm. Theo người dân, ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây này được trả giá trên 100 tỷ đồng. Năm 2015, vụ bán đấu giá một phần cây sưa này từng gây xôn xao khi giá trị giao dịch lên tới hơn 31 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Xuân Ngợi (74 tuổi) - Chi hội trưởng Người cao tuổi thôn Phụ Chính cho hay, năm 2010 một phần cây sưa đã được dân làng bán với giá 20,5 tỷ đồng. Nhưng sau đó, số gỗ này bị tịch thu và được UBND huyện Chương Mỹ bán đấu giá vào năm 2015.
Từ khi biết giá trị cây sưa, nhiều người lạ tìm đến thôn để cưa trộm đem bán. Giữa năm 2012, lợi dụng lúc trời mưa bão, các đối tượng đã cắt cửa khóa cổng, vào chùa chặt một nhánh cây sưa mang đi.
“Sau sự việc đó, dân làng đã dùng nhiều dây thép quấn quanh thân cây này nhằm mục đích ngăn cản kẻ trộm tiếp tục vào cưa trộm. Đồng thời, cử người trông coi nghiêm ngặt hơn” - ông Ngợi cho biết thêm.
Cũng theo ông Ngợi, giữa năm 2016, người dân thôn Phụ Chính đã làm đơn xin chính quyền cấp phép bán cây nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sự đồng ý. “Người dân thôn chúng tôi ngày ngày thấp thỏm trông coi phòng kẻ xấu cưa trộm, lại lo sợ cây sưa sẽ chết dần. Bên cạnh đó, nhiều công trình phúc lợi của thôn cũng cần kinh phí trùng tu nữa” - ông Ngợi trình bày.
Được biết, năm 2011 Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) từng có văn bản xác nhận cây gỗ sưa này là cây trồng phân tán do người dân thôn Phụ Chính quản lý, chăm sóc, bảo vệ. Chính vì thế, việc khai thác sử dụng cây sưa do dân làng tự quyết định, đồng thời báo cáo UBND xã Hòa Chính kiểm tra xác nhận.
Hiện trạng cây sưa đỏ trăm tuổi trong khuôn viên chùa làng Phụ Chính:
Cây sưa đỏ trăm tỉ nằm “hấp hối” gần cổng tam quan của ngôi chùa ở thôn Phụ Chính (Ảnh: Nguyễn Trường). |
“Áo giáp sắt” được người dân chế tạo phòng kẻ gian cưa trộm gỗ sưa đem bán (Ảnh: Nguyễn Trường). |
Nhiều vị trí trên cây sưa đã ải mục do thời tiết tác động (Ảnh: Nguyễn Trường). |
Vị trí nhánh cây sưa cắt trước đây được đấu giá hơn 31 tỷ đồng (Ảnh: Nguyễn Trường) |
Thân "cây sưa trăm tỷ" được nhiều dây leo quấn xung quanh (Ảnh: Nguyễn Trường). |
(Theo Dân trí)
Đại gia 15 năm buôn gỗ sưa bị lừa mất trắng bạc tỷ
Biết về gỗ sưa đã gần 15 năm nhưng anh N.V.T. (Thường Tín, Hà Nội) vẫn bị lái buôn lừa mất trắng cả tỷ bạc..
Khó tin: Khúc gỗ sưa cổ 1,5 tỷ, cây lộc vừng mang bầu 7 tỷ
Vụ việc trộn phế phẩm cà phê với đá xay, sau đó nhuộm đen bằng hóa chất hòa với bột than từ lõi pin để sản xuất ra thành phẩm cà phê đang gây bàng hoàng dư luận.
Đào được khúc gỗ sưa quý hiếm ở vuông tôm, giá 1,5 tỷ chưa bán
Theo ông Phước, ở địa phương hiện không có loài gỗ này. “Rất có thể, khúc gỗ đã trôi ngoài biển nhiều năm, nhiều tháng trước khi tấp vô...