Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tăng thuế bảo vệ môi trường lên kịch khung. Bộ Tài chính đã đưa ra nhiều lý do, trong đó Bộ này “trấn an” rằng tăng thuế thì giá xăng Việt Nam vẫn thấp hơn gần 120 nước.

Mốc kỷ lục chưa từng có, giá xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít

Sau tin tăng thuế, giá xăng vượt đỉnh 21.000 đồng/lít

Ngày 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.

Theo đó, thuế môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng.

Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thuế môi trường. Dầu hoả sẽ chịu thuế môi trường 1.000 đồng một lít từ đầu năm sau, tăng 700 đồng so với hiện nay. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít.

Để "trấn an" rằng thuế tăng thì giá xăng dầu vẫn thấp hơn nhiều nước, Bộ Tài chính viện dẫn cả giá bán lẻ xăng dầu và tỷ lệ thuế trên giá bán xăng dầu đều thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới, các nước trong khu vực ASEAN và châu Á.

{keywords}
Thu ngân sách từ xăng dầu liên tục tăng.

Dẫn bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices ngày 10/9/2018, Bộ Tài chính cho hay: Giá bán lẻ xăng của Việt Nam đứng thứ vị trí 49 từ thấp đến cao trong tổng số 165 quốc gia (thấp hơn 116 nước).

“Nhiều nước như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Canada, Nauy,... có giá bán lẻ xăng cao hơn so với Việt Nam mặc dù có trữ lượng dầu lớn và khai thác dầu thương mại lớn hơn Việt Nam”, Bộ Tài chính đề cập trong báo cáo cáo đánh giá tác động.

Theo Bộ Tài chính, giá bán lẻ xăng của Việt Nam (ngày 10/9/2018) đang ở mức thấp so với các nước có chung đường biên giới, trong ASEAN và châu Á, như thấp hơn Lào là 5.318 đồng/lít, thấp hơn Philippines là 4.177 đồng/lít, thấp hơn Campuchia là 1.773 đồng/lít, thấp hơn Trung Quốc là 1.499 đồng/lít, thấp hơn Thái Lan là 1.145 đồng/lít.

Đặc biệt, Bộ này còn dẫn chứng giá bán lẻ xăng Việt Nam thấp hơn Singapore là 18.219 đồng/lít, thấp hơn Hồng Kông là 30.383 đồng/lít.

Tại thời điểm ngày 10/9/2018, giá bán lẻ dầu diezel (DO) ở Việt Nam cũng thấp hơn Lào là 6.092 đồng/lít, thấp hơn Campuchia là 4.414 đồng/lít, thấp hơn Trung Quốc là 3.927 đồng/lít, thấp hơn Philippines là 3.274 đồng/lít, thấp hơn Thái Lan là 6.459 đồng/lít.

Còn so sánh với Singapore thì giá dầu thấp hơn Singapore là 12.401 đồng/lít, thấp hơn Hồng Kông là 24.656 đồng/lít.

Bộ Tài chính cũng cho hay, mặt hàng xăng đang chịu 4 loại thuế (chưa kể phí). Bao gồm các loại thuế gián thu là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng được kết cấu trong giá bán của xăng mà người mua (người tiêu dùng) là người chịu thuế.

Theo Bộ Tài chính, tỷ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam (vào ngày 10/9/2018) khoảng 35,6% đang ở mức thấp so với nhiều nước, như Hàn Quốc khoảng 63%, Campuchia khoảng 49%, Lào khoảng 56,5%, Philippines khoảng 49,5%, Trung Quốc khoảng 52%, Singapore khoảng 67%, Hồng Kông khoảng 76%.

“Với phương án tăng mức thuế BVMT đối với xăng lên 4.000 đồng/lít (tăng 1.000 đồng/lít) thì tỷ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam khoảng 39%, vẫn thấp hơn tỷ lệ thuế trên giá xăng của các nước nêu trên”, Bộ Tài chính tính toán.

Các nước có giá bán lẻ xăng dầu cao hơn Việt Nam là do các loại thuế kết cấu trong giá cao hơn Việt Nam. Ví dụ: giá bán lẻ xăng tại một số nước có trữ lượng dầu lớn và khai thác dầu thương mại như Brazil là 25.339 đồng/lít, Canada là 26.583 đồng/lít, Trung Quốc là 25.656 đồng/lít, Ấn Độ là 26.949 đồng/lít - cao hơn giá bán lẻ xăng của Việt Nam.

Hà Duy

Một lít xăng cõng bao nhiêu thuế, phí?

Một lít xăng cõng bao nhiêu thuế, phí?

Đề xuất của Bộ Tài chính về việc tăng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng lên 4.000 đồng/lít từ ngày 1-7 đang bị dư luận và nhiều bộ, ngành phản ứng quyết liệt.

Gánh nặng thuế phí xăng dầu với người tiêu dùng Việt Nam như thế nào?

Gánh nặng thuế phí xăng dầu với người tiêu dùng Việt Nam như thế nào?

Bình quân mỗi người Việt Nam dùng 1,34 lít xăng mỗi ngày. Nếu tăng thuế xăng thêm 1.000 đồng/lít, mỗi tháng trung bình người tiêu dùng mất thêm khoảng 44.000 đồng.

Giá xăng tăng liên tục: Gánh nặng trước mắt, nguy cơ khó lường

Giá xăng tăng liên tục: Gánh nặng trước mắt, nguy cơ khó lường

Nếu tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, giá xăng dầu sẽ càng thêm áp lực tăng, làm lạm phát tăng vọt.